PR là gì? PR gọi là quan hệ công chúng, đang là một trong những ngành nghề cực kì “hot” hiện nay với rất nhiều “viễn cảnh” hào nhoáng. Chính vì vậy, rất nhiều bạn trẻ mong muốn theo đuổi ngành PR. Vậy ngành PR là gì? PR bao gồm những hoạt động nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành PR nhé!
Mục lục:
PR là gì ?
PR là viết tắt của Public Relations, nghĩa là quan hệ công chúng. Trong Marketing, PR được hiểu đơn giản là việc sử dụng các hoạt động, phương pháp để nâng cao sự hiểu biết hoặc tạo dựng, cải thiện và giữ gìn danh tiếng cho cá nhân, công ty hay doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tạo ra lợi ích và giá trị bằng cách tăng độ nhận diện cho thương hiệu đối với người dùng. Nói tóm lại, PR sẽ giúp gia tăng sự tin tưởng và cảm tình của người dùng hoặc công chúng đối với doanh nghiệp của bạn.
Vai trò của PR đối với doanh nghiệp
Tăng giá trị thương hiệu
PR sẽ đánh vào những điểm mạnh của sản phẩm hoặc dịch vụ nên sẽ làm rõ được đặc điểm nổi bật của thương hiệu so với đối thủ. Từ đó, việc đem những giá trị đặc trưng của sản phẩm đến với người đọc sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ví dụ như một bài PR riêng dành cho sản phẩm sữa em bé sẽ giúp mẹ dễ dàng tiếp cận đến những ưu điểm về thành phần, hương vị hoặc giá thành của sản phẩm.
Tạo dựng và gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan
Nếu doanh nghiệp sử dụng PR hợp lý thì sẽ giúp tạo dựng được hình ảnh tích cực, thân thiện đối với người dùng. Sau một thời gian, khách hàng sẽ luôn nhớ về thương hiệu của bạn với những điều tích cực.
Bên cạnh đó, PR còn là một cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề hoặc dư luận gây bất lợi cho doanh nghiệp bằng cách đưa đến những giá trị tốt đẹp. Từ đó xây dựng được hình ảnh tốt trong mắt công chúng. Nếu việc PR được thực hiện bởi bên thứ ba thì sẽ đem lại kết quả tốt vì người đọc thường có niềm tin hơn so với việc doanh nghiệp tự PR.
Cơ sở để phân tích, đánh giá sự quan tâm của công chúng
Những giá trị đến từ PR được coi là cách để doanh nghiệp đo lường sự quan tâm của công chúng. Phản ứng của khách hàng với chiến dịch và các hoạt động PR sẽ giúp doanh nghiệp biết được sở thích, nhu cầu hay suy nghĩ của người dùng. Từ đó, thương hiệu có thể điều chỉnh lại các chiến lược hoặc kế hoạch của mình.
Các loại hình PR thường gặp
Quan hệ truyền thông
Với loại hình này, các doanh nghiệp sẽ làm việc với báo chí, các kênh truyền thông hoặc các hãng tin tức để đưa ra những tin tức có lợi cho thương hiệu, giúp đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với người dùng, quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm.
Những hoạt động thường gặp ở loại hình này là thông cáo báo chí, họp báo, các câu chuyện liên quan đến sản phẩm, quảng cáo trên tạp chí,…
Tổ chức sự kiện
Việc tổ chức sự kiện sẽ giúp truyền tải những thông điệp của thương hiệu hiệu quả thông qua việc tạo cơ hội để doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng. Từ đó doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm và tăng cơ hội doanh thu.
Loại hình này không chỉ “đóng khung” trong việc doanh nghiệp tự tổ chức chương trình cho mình, mà bạn cũng có thể góp phần hoặc tài trợ cho các sự kiện khác để tăng sự nhận diện cho thương hiệu. Đặc biệt là qua đại dịch COVID-19, các sự kiện online cũng là một lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp.
Quan hệ cộng đồng
Quan hệ cộng đồng tức là doanh nghiệp sẽ xây dựng và giữ gìn mối quan hệ tốt với cộng đồng, ở đây nghĩa là khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà đầu tư,… nhằm tận dụng và tranh thủ tình cảm của cộng đồng.
Điều này còn được thể hiện thông qua việc tài trợ cho các chương trình, cuộc thi hoặc cho các hoạt động của sinh viên về mặt hiện kim lẫn hiện vật. Doanh nghiệp sẽ tạo được mối quan hệ gần gũi hơn với các đối tượng tổ chức chương trình lẫn các đối tượng tham gia chương trình.
Truyền thông nội bộ
Bên cạnh việc được khai thác trong mối quan hệ với khách hàng, PR cũng thường được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Đối tượng của loại hình PR này là các nhân viên trong công ty. Việc này sẽ giúp kết nối giữa nhân viên với doanh nghiệp, giữa nhân viên với lãnh đạo và giữa các nhân viên khác nhau. Truyền thông nội bộ tốt sẽ giúp cải thiện hiệu quả của các quy trình sản xuất của công trình.
Xử lý khủng hoảng truyền thông
Đối với mỗi công ty, việc xảy ra những khủng hoảng truyền thông là điều không thể tránh khỏi. Nhất là khi chúng ta sử dụng truyền thông trong quảng bá doanh nghiệp.
Khủng hoảng truyền thông có thể hiểu đơn giản là những thông tin, sự việc ngoài ý muốn như: Các sự kiện hay các thông tin từ phía bên ngoài có tác động tiêu cực đến độ uy tín của công ty, Những điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt công chúng.
Loại hình này yêu cầu sự chuẩn bị và xử lý kịp thời để hạn chế được những tổn thất cho doanh nghiệp về mặt doanh thu lẫn niềm tin thương hiệu. Đây là loại hình PR đặc biệt quan trọng vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Cùng với đó khủng hoảng truyền thông là điều mà các doanh nghiệp không muốn sảy ra. Trong việc xử lý khủng hoảng không tuân theo bất cứ một khuông mẫu nào cả, mỗi tình huống khủng hoảng sẽ khác nhau. Vì vậy đòi hỏi cần một người làm PR nhạy bén để có thể xử lý những tình huống khó khăn.
Trách nhiệm xã hội
Đây là một loại hình PR thông dụng và phổ biến, xoay quanh việc giải quyết và thúc đẩy giải quyết các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, quyền lợi lao động,… Điều này giúp thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp với xã hội, giúp tăng độ nhận diện lẫn cảm tình của công chúng.
Truyền thông trực tuyến và mạng xã hội
Các kênh truyền thông như Facebook, Instagram hay gần đây là Tiktok luôn là công cụ đắc lực để quảng bá cho thương hiệu nhờ độ phủ sóng mạnh mẽ, khả năng lan truyền thông tin nhanh cũng như cho phép bạn chủ động trong các tình huống phát sinh.
Với cách PR này, doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại nhanh chóng. Đồng thời, cách thức PR này sẽ cho phép bạn đo lường độ thành công của chiến dịch tốt hơn nhờ vào việc xem được các tương tác của khách hàng hay trực tiếp xem người dùng đang nói gì về thương hiệu.
Không thể phủ nhận rằng, PR là một công cụ đặc biệt hiệu quả để tăng mức độ phủ sóng cũng như độ nhận diện thương hiệu. Vậy nên không lạ khi PR đã và đang là một ngành nghề cực kì “hot”. Forza hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ có cho mình những kiến thức cần thiết để theo đuổi được ngành nghề này nhé!
Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị khác tại: Kiến thức marketing
Bài viết liên quan: Cách nhận biết và xây dựng bài viết PR mẫu chuẩn “4 sao”