Công thức viết bài PR mẫu nhưng vẫn hay và thu hút người đọc

Công thức Strings giúp người đọc có được thông tin hữu ích

Bạn cần soạn một bài viết PR mẫu cho doanh nghiệp mình để bán hàng? Hay để viral thương hiệu. Nhưng chưa biết cách phải viết theo 1 bố cục như thế nào? Dù bạn đã tìm hiểu thông tin trên mạng. Nhưng vẫn chưa tìm ra được lời giải cho bài toán hóc búa này?

Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số bài PR mẫu cùng cách giải thích cặn kẽ nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở Agency, tiếp xúc với hàng trăm bài PR cho các thương hiệu, công ty, cá nhân,… hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.

Bài viết PR chuẩn mẫu là gì?
Bài viết PR chuẩn mẫu là gì?

Bài viết PR là gì?

Đầu tiên, để có thể dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn bài viết PR là gì cũng như mục đích của một bài viết PR chuẩn mẫu “4 sao” như thế nào thì mình nghĩ chúng ta nên hiểu khái quát về PR (Public Relations).

PR chính là một chuỗi những hoạt động giao tiếp cộng đồng qua nhiều hình thức bài bản và có kế hoạch để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của công ty hay doanh nghiệp.

bài viết PR chuẩn mẫu là một trong những phương thức có thể giúp doanh nghiệp đạt được những điều đó.

Vậy bài viết PR chuẩn mẫu là gì?

Hiểu một cách nôm na rằng bài viết PR sẽ sử dụng biệt tài biến hóa câu chữ thành những nội dung đa dạng, hấp dẫn với mục tiêu quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp (với hơn 60% hình ảnh doanh nghiệp) đến với khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng

Viết bài PR là xây dựng bài viết dựa trên mục tiêu mà chiến dịch truyền thông đề ra. Mục tiêu rất nhiều và đa dạng. Do đó, điều bạn cần làm là viết để truyền đạt thông điệp một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

Sản xuất ra một bài viết PR chất lượng là không quá khó thế nhưng liệu bạn đã hiểu trọn vẹn thế nào là một bài viết PR chuẩn mẫu “4 sao”? Cùng Forza tìm hiểu xem nhé!

Thế nào được xem là một bài viết PR mẫu chuẩn “4 sao”

Thông thường một bài PR sẽ xuất hiện dưới 4 dạng:

  • Bài viết Pr dạng ảnh
  • Bài viết Pr dạng Inforphic
  • Bài viết Pr dạng E-Magazine
  • Bài viết Pr dạng truyền thống

Nhưng dù với hình dạng nào thì để được xem như một bài viết PR chuẩn mẫu bên cạnh việc thỏa mãn được mục tiêu truyền thông, chuyển đổi và định hướng được khách hàng thì điều kiện cần chính là hội tụ đủ “4 sao” sau:

Đáp ứng đúng mong muốn của Doanh nghiệp

Vì với hơn 60% mục tiêu các bài PR đều hướng đến việc nâng cao, củng cố hình ảnh, vị trí của doanh nghiệp đối với khách hàng nên việc xác định rõ ràng và đáp ứng đúng mong muốn của công ty là rất cần thiết để tăng mức độ nhận diện thương hiệu hoặc không may xử lý khủng hoảng.

Nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Mục tiêu bài viết PR phải dựa trên những chiến dịch truyền thông đề ra nên rất đa dạng và phong phú.

Chúng ta cần phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu là ai để đảm bảo những công việc như nghiên cứu hành vi, thói quen khách hàng được diễn ra một cách suôn sẻ từ đó xác định hướng lên bài viết, yếu tố văn phong phù hợp để tạo sự ấn tượng với đúng đối tượng.

Thế nào là một bài viết PR mẫu chuẩn?
Thế nào là một bài viết PR mẫu chuẩn?

Truyền tải đúng thông điệp đến người đọc

Một điều chắc chắn rằng với mỗi một bài PR doanh nghiệp đều muốn gửi gắm thông điệp ý nghĩa của họ đến với khách hàng của mình. Nhiệm vụ của chúng ta chính là xác định thông điệp cần truyền tải việc này cũng sẽ giúp bạn biết mình nên viết gì trong bài viết PR mẫu.

Chỉ khi truyền tải được thông điệp, bài PR mới có thể thay đổi nhận thức, tác động tới các đối tượng khách hàng và mang lại những hiệu quả doanh nghiệp mong muốn.

Về nội dung và hình thức “chỉ nên chuẩn”

Bài PR mẫu phải đầy đủ, ngắn gọn và súc tích. Một bài PR thừa ý hoặc thiếu ý thì rất khó để trở thành một bài PR mẫu. Do vậy, bạn phải phân tích, làm rõ từng ý chính, từng nội dung trong bài viết PR mẫu đó.

Về nội dung, bài PR mẫu cần có những liên kết hình ảnh với nhau và liên kết với bài viết. Những thông tin minh họa như hình ảnh, video clip, chữ viết chứng minh quan điểm của bạn là đúng và đáng tin tưởng.

Đấy chính là tiêu chí “4 sao” cần phải có của một bài PR chuẩn mẫu. Ngay sau đây Forza sẽ “mách” thêm cho bạn cách xây dựng nên những bài viết PR mẫu “thuận mắt người” với 3 bí quyết “nằm lòng” được các chuyên gia Content-ers yêu thích.

Cách xây dựng bài viết PR mẫu hiệu quả qua 8 bước với 3 công thức “nằm lòng”

Bước 1: Xác định mục tiêu cần viết?

Là bạn trả lời cho câu hỏi : “Viết bài này để làm gì?”

Bạn phải hiểu được đâu là mục tiêu cuối cùng của bài viết này. Khi đó bạn mới biết được đâu là điều mình cần phải viết. Xác định mục tiêu bạn mới có thể bước tiếp để hoàn thiện bài viết của mình.

Dùng một cuốn sổ tay, hoặc giấy, ghi ra và trả lời cho câu hỏi:

“Mục đích của bài viết này là gì?”

“Công ty hy vọng điều gì từ bài viết này?”

Bạn nên xác định thật cụ thể mục tiêu bài viết của mình. Đừng nên ghi quá chung chung.

Xác định được chi tiết mục tiêu của mình, giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và chiến lược hơn, trước khi đi bạn phải biết mình cần đến đâu. Viết PR cũng vậy, định hướng tốt thì viết cũng tốt.

Bước 2: Xác định chủ đề cần viết?

Nắm được mục tiêu một cách rõ ràng, hãy tiếp tục dòng đặt câu hỏi “bạn cần viết về cái gì?”

Chủ đề là yếu tố quan trọng khi bạn lên chiến lược cho một bài viết truyền thông.

Thương hiệu, sản phẩm hay hoạt động doanh nghiệp, chương trình quảng cáo, nhân vật, sự kiện, viết về đối thủ để “dằn mặt” hay thuyết phục khách hàng.

Nắm rõ những thông tin về điều mình chuẩn bị viết, bạn sẽ biết cách diễn đạt và trình bày tốt hơn. Hơn nữa, tùy vào mỗi chủ đề mà người đọc thường có cảm xúc khác nhau. Do đó, xác định mình viết về điều gì giúp chúng ta điều hướng được cách viết tốt hơn.

Bước 3: Đối tượng mục tiêu là ai?

Đối tượng truyền thông mục tiêu là những mối quan hệ mà doanh nghiệp cần xây dựng.

Đối tượng mục tiêu mà bài viết cần nhắm đến luôn phải hiện rõ trong đầu bạn. Bạn phải xác định được:

  • Người mình muốn truyền thông là ai?
  • Đối tượng tiếp nhận thông điệp của bạn là người như thế nào?
  • Họ có sở thích và suy nghĩ ra sao
Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu

Tất nhiên, chúng ta xem xét những yếu tố về con người trên phương diện chung. Nhưng phân tích nhóm đối tượng của mình càng cụ thể, bài viết càng chính xác và hiệu quả hơn.

Người mà bạn nhắm đến phải hiện lên cách rõ ràng.

Nói chuyện với một đứa trẻ, bạn phải nói đơn giản, giàu hình ảnh, dễ hiểu, đứa trẻ đó mới tiếp thu và thích thú. Nói với những người có chuyên môn, kiến thức nhất định, bạn phải có luận cứ và dẫn chứng. Cách nhìn của bạn cũng phải đặc biệt và lý thú. Nhờ đó mà độc giả mới sẵn sàng tiếp nhận những gì bạn truyền đạt.

Viết PR cho một tập thể quá lớn thường kém hiệu quả. Nhắm vào mục tiêu là đối tượng cụ thể nhỏ hơn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Những đối tượng cụ thể sẽ dễ chuyển đổi và tiếp thu thông điệp của bạn hơn.

Mục tiêu truyền thông chỉ có thể được đáp ứng, nếu bạn hiểu được cảm xúc của khách hàng. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng và suy nghĩ:

  • “Khách hàng sẽ nghĩ gì sau khi đọc bài viết”
  • “Họ sẽ cảm nhận như thế nào sau khi đọc bài viết này?”

Bước 4: Thông điệp cốt lõi của bài viết là gì?

Thông thường, người đọc chỉ nhớ một phần rất ít tất cả những gì họ đã đọc. Người viết PR chuyên nghiệp biết đâu sẽ là điều người đọc cần nhớ. Đó chính là thông điệp cốt lõi của bài viết.

Một bài viết quá chung chung và không thể hiện rõ thông điệp sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Chúng ta chỉ tốn thời gian và tiền bạc vào những bài viết PR như vậy.

Hãy xác định thông điệp của mình. Những bài viết có tỷ lệ chuyển đổi cao thường có thông điệp cốt lõi rõ ràng và dễ nhớ. Do đó, độc giả sẽ nhớ được những nội dung quan trọng và hành động chuyển đổi có thể xảy ra.

Hơn nữa, khi viết bài, bạn nên có cách viết và sắp xếp hợp lý, để những gì còn lại trong suy nghĩ của khách hàng là thông điệp cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Bài viết không được lên dàn và dẫn giải cụ thể, người đọc dễ bị rối và không hiểu thông điệp mà bài viết muốn truyền đạt là gì.

Bước 5: Xác định phong cách viết bài

Phong cách bài viết phụ thuộc vào mục tiêu và đối tượng của bài viết. Sau khi xác định và phân tích những yếu tố quan trọng trên. Bạn hãy suy nghĩ đến cách thức mình thể hiện bài viết PR.

Hãy cân nhắc sử dụng câu chữ và từ phù hợp. Đối tượng mục tiêu khác nhau có thu hút bởi những phong cách viết khác nhau. Viết cho doanh nhân, bạn không thể dùng giọng văn và phong cách dành cho tuổi teen. Đối tượng mục tiêu là nữ, câu chữ của bạn cũng phải mềm mại và mang phong cách thích hợp hơn.

Luôn thể hiện quan điểm đa chiều. Một bài viết PR chuyên nghiệp không chỉ chứa đựng toàn lời khen. Một người viết PR chuyên nghiệp cần nắm được tâm lý người đọc và cho họ một trải nghiệm đầy đủ hơn. Nội dung bài viết không chỉ xoay quanh những lợi ích của sản phẩm, nó còn phải giúp người đọc phân biệt được sản phẩm phù hợp với mình.

Phong cách viết thực sự quan trọng và ảnh hướng đến chất lượng bài đọc của bạn. Một phong cách viết bài hợp chủ đề và người đọc sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn.

Bước 6: Phác họa dàn bài, ý tưởng viết bài

Lên ý tưởng PR?
Lên ý tưởng PR?

Đến đây, bạn dường như có đầy đủ tất cả thông tin cần thiết để viết bài, việc tiếp theo là sắp xếp tất cả chúng lại theo một trình tự cụ thể.

Trình tự này là dàn bài của bạn.

Bạn sẽ bắt đầu bài viết như thế nào? Đó là một câu chuyện, câu nói hoặc một câu hỏi để gợi nghĩ cho người đọc.

Những phần tiếp theo là gì và bạn sẽ dẫn giải ra sao.

Khi đúc kết, điều bạn muốn người đọc nắm bắt là gì? Họ đọng lại điều gì sau khi đọc bài viết.

Tất cả những dữ liệu và dữ kiện phải được sắp xếp, bố trí cách hợp lý trong bài viết PR.

Nhìn thấy được bài viết của mình sẽ diễn tiến như thế nào giúp bạn viết nhanh hơn và hoàn thành bài viết tốt hơn.

Bước 7: Bắt đầu viết

Đây là quãng thời gian bạn cần tập trung nhất. Hãy lựa chọn không gian viết bài thật hợp lý và đảm bảo những hoạt động khác không ảnh hưởng đến bạn. Đừng truy cập mạng xã hội cho đến khi hoàn thành bài viết.

Với 60% những gì bạn đã chuẩn bị suốt từ khi bắt đầu. Hãy viết theo một mạch ý tưởng cho đến khi bạn không còn gì để viết. Đừng quá quan trọng câu cú, bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa nó sau đó. Nhưng ý tưởng và mạch văn là điều bạn cần quan tâm nhất vào thời điểm hiện tại.

Để một bài viết được tốt và hoàn chỉnh, hơn nữa thu hút người đọc. Có đến hàng trăm công thức viết PR để bạn áp dụng, nhưng đây là những công thức mà những người làm Content Marketing chuyên nghiệp thường sử dụng để viết bài PR.

Công thức PAS

Công thức PAS
Công thức PAS

Problem – Xác định vấn đề. Trình bày vấn đề mà người đọc đang gặp phải. Đánh vào nỗi đau của người đọc.

Agitate – Khuấy động vấn đề. Vấn đề, nỗi đau của người đọc hiện tại như thế nào? Nếu tiếp diễn nó sẽ ra sao? Đây là đoạn viết quan trọng giúp bạn điều hướng được người đọc.

Solve – Giải quyết vấn đề. Sản phẩm, dịch vụ là lời giải đáp cho nỗi đau của người đọc, đây là đoạn viết mà bạn thỏa mãn người đọc với những giải pháp dành cho vấn đề mà họ đang gặp phải.

Là một trong những công thức viết PR được sử dụng nhiều nhất hiện nay. PAS dẫn dắt theo lối trực tiếp. Tác động đến cảm xúc của người dùng. So với những công thức viết khác, thì PAS mô tả rõ thực trạng sẽ ra sao nếu vấn đề còn tồn tại.

Một ví dụ để các bạn có thể hình dung rõ hơn về PAS:

PAS – công thức quen thuộc trong các chiến dịch marketing của Massan

Bắt đầu vào năm 2005 khi thế giới phát hiện trong nước tương có chứa chất 3 – MPCD có khả năng gây ung thư. Ngành y tế Việt Nam cũng vào cuộc kiểm tra các mẫu nước tương trong nước và phát hiện cũng chứa 3- MPCD. Thông tin này làm cho người tiêu dùng Việt Nam hết sức lo lắng. Đúng lúc đó, Masan tung ra sản phẩm Tam Thái Tử với tuyên bố: Không chứa 3 – MPCD và còn tuyên bố thưởng tiền tỷ cho ai tìm thấy 3 – MPCD trong nước tương Tam Thái Tử

Vào năm 2007, khi lâu nay người tiêu dùng luôn lo lắng về nỗi sợ hãi ăn mì sẽ gây nóng trong người. Và luôn thông tin rằng ăn mì sẽ gây nóng trong đến người tiêu dùng. Sau khi người tiêu dùng đã ăn no thông tin về mì gói gây nóng trong, Masan liền tung ra chiến dịch marketing cho sản phẩm Omachi với tuyên bố làm từ khoai tây không gây nóng trong người với mức giá cao hơn hẳn các sản phẩm mì gói khác trên thị trường.

Bài viết lôi cuốn với công thức 3S

STAR – Ngôi sao: Thông thường, ngôi sao có thể là một nhân vật chính trong câu chuyện mà bạn sẽ dẫn dắt. Ngôi sao là nguồn của bài viết và trung tâm của bài PR. Nhân vật chính có thể là một doanh nhân, nhà khởi nghiệp, anh hùng hoặc công ty, thậm chí là sản phẩm của bạn. Ngôi sao cũng chính là nguồn và cảm hứng dẫn dắt người đọc.

STORY – Câu chuyện: Khi chọn phong cách 3S, thường chúng ta sẽ dẫn dắt gián tiếp khiến người đọc cảm thấy say mê và hứng thú với câu chuyện trước khi đi vào đề tài và giải pháp chính. Câu chuyện là chúng ta kể lại và diễn giải câu chuyện của Ngôi sao. Họ đã làm gì? Đâu là nguồn ý tưởng của họ. Những khó khăn nào mà ngôi sao đã gặp phải và họ đã đối mặt như thế nào?

SOLUTION – Giải pháp: Những giải pháp mà ngôi sao sẽ làm để giải quyết vấn đề, vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển là gì. Dựa trên những diễn biến câu chuyện đã xây dựng. Bài viết PR đúc kết và đưa ra những cách thức vừa là nguồn cảm hứng và là giải pháp cho người đọc.

CÔNG THỨC PR 3S
CÔNG THỨC PR 3S

Chẳng hạn chiến dịch “A Career Outside Football” là một tấm gương sáng trong việc sử dụng thành công công thức PR 3S. Nội dung clip kể về câu chuyện một cầu thủ bóng đá (star) vừa tốt nghiệp đại học, vừa đi “phượt” vòng quanh thế giới, lại vừa chăm sóc cho người mẹ đang mắc bệnh ung thư và còn nuôi một cậu con trai (story).

Không chỉ truyền cảm hứng, câu chuyện còn cho thấy lợi ích khi tham gia một trường đại học trực tuyến (giải pháp chính là sử dụng dịch vụ học trực tuyến): bạn có thể hoàn thành chương trình học mà vẫn có thời gian cho sở thích cá nhân và những công việc quan trọng khác trong cuộc đời.

Công thức Strings

Lối viết theo kiểu liệt kê và tổng hợp. Strings dẫn dắt người đọc theo một danh sách các lựa chọn khác nhau. Sự tổng hợp theo phương pháp Strings thu hút người đọc bởi sự phong phú thông tin mà bài viết mang lại, hơn nữa thỏa mãn được người đọc khi học đang tìm kiếm nhiều lựa chọn.

Bước 8: Chỉnh sửa bài viết

Chỉnh sửa là một bước quan trọng với bài viết PR. Những gì chúng ta đã viết ra luôn cần chỉnh sửa đến mức hoàn hảo nhất.

Hãy tập trung vào mạch văn, bạn đọc từ đầu đến cuối bài viết, nếu nó trôi chảy và bạn nhớ được thông điệp cốt lõi của bài viết. Đó là một bài viết PR tốt. Nhưng câu cú và từ ngữ vẫn cần được trau chuốt để tăng cảm xúc và dẫn dắt người đọc.

Đến đây thì chắc các bạn cũng đã nắm được các bước mình cần làm để có thể tạo ra một bài PR mẫu hay ho rồi nhỉ?

Tuy nhiên, có một vài LƯU Ý Forza muốn gửi gắm đến các bạn với mong muốn bài viết PR mẫu sẽ hoàn chỉnh hơn cũng như tránh trường hợp kết quả nhận về không như mong đợi.

Một số nguyên nhân khiến bài viết PR thất bại:

Thiếu một kế hoạch phát triển

Để thành công bất kì một dự án nào cũng cần những kế hoạch phát triển rõ ràng. Bạn luôn cần phải quản lý rất nhiều thứ từ lịch viết nội dung, quản lý đội ngũ đến biên tập và phê duyệt các bài PR hay …

Trong kế hoạch phát triển bạn cần phải xác định rõ ràng được mình cần làm gì làm khi nào với các mục tiêu cụ thể về chỉ số đo lường cùng thời gian hạn định.

Thiếu sự thấu hiểu lắng nghe

Việc không hiểu tâm lý khách hàng cũng như không hiểu về sản phẩm, dịch vụ cũng là nguyên nhân thất bại khi viết bài PR chuyên nghiệp.

Bạn đã hiểu sai đối tượng đọc của những bài PR do mình viết ra nên không đáp ứng được những gì họ mong muốn. Chính điều ấy khiến bài viết của bạn kém hiệu quả.

Thiếu tập trung vào đối tượng khách hàng trung thành

Nguồn mang lại doanh số và truyền thông cho sản phẩm của bạn chính là đối tượng khách hàng trung thành.

Sẽ rất thiếu sót khi chỉ tìm kiếm những khách hàng mới mà quên những người thường xuyên ủng hộ sản phẩm của mình. Điều ấy dĩ nhiên khiến cho bạn chịu thất bại.

Không có sự khiêm tốn

Khi có bài viết PR sản phẩm, bạn cần nên rạch ròi rằng PR không phải là quảng cáo. Việc bạn tâng bốc sản phẩm của mình sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy thiếu sự tin tưởng.

Vì vậy, khi viết bài PR thương hiệu bạn cần làm cho khách hàng cảm thấy rằng bạn với họ là những bạn đang hỗ trợ lẫn nhau vì một mục đích nào đó. Hãy cố gắng trao đổi, tư vấn với thái độ tích cực thay vì khoe mẽ.

Không kiểm tra kĩ bài viết khi hoàn thành

Việc bạn hoàn thành bài PR nhưng không có sự kiểm tra sau khi hoàn thành đôi khi cũng là nguyên nhân của sự thất bại.

Bởi lẽ khi không check lại bạn sẽ không thể nào biết được bài viết của mình có những sai sót về mặt ngữ pháp, sử dụng từ ngữ hay chủ đề không phù hợp.

Thậm chí nếu lỡ dùng từ ngữ phản cảm sẽ khiến mọi người quay lưng lại với bạn.

Một số bài viết PR mẫu

Title PR mẫu

Ngành thời trang

Theo số liệu thống kế năm 2017, Kênh 14 có lượt Visits lên đến 117,715,800 user trong đó có 65% độc giả là nữ, lứa tuổi teen và từ 18 -30 tuổi. Với thế mạnh như vậy, những chủ đề liên quan tới thời trang luôn thu hút sự quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là những cô nàng đam mê “mặc đẹp”. Những bài PR ngành thời trang trên Kênh 14 luôn có sự tương tác và chia sẻ rất lớn từ phía độc giả.

Title cho bài PR ngành thời trang của Kênh14
Title cho bài PR ngành thời trang của Kênh14
Trà sữa Xiang Piao Piao – Sự lựa chọn của các hot teen Việt, ngành nhà hàng - quán ăn
Trà sữa Xiang Piao Piao – Sự lựa chọn của các hot teen Việt, ngành nhà hàng – quán ăn

Bài PR mẫu của Google chống lại Ebola

Bài PR mẫu của Google chống lại Ebola mang lại hiệu quả khá tích cực
Bài PR mẫu của Google chống lại Ebola mang lại hiệu quả khá tích cực

Vừa rồi chính là những kiến thức cũng như kinh nghiệm mà Forza Agency đã tổng hợp và muốn chia sẻ đến bạn đọc. Viết bài PR chuẩn mẫu sẽ là một hoạt động truyền thông hiệu quả và mang nhiều lợi ích nếu bạn hiểu rõ quy tắc phối hợp cùng công thức mà Forza vừa đề cập.
Chia sẻ với Forza Agency nếu bạn đã áp dụng thành công những kiến thức trên và tạo nên những bài viết PR mẫu tuyệt vời chuẩn “4 sao” nhé!

Tìm hiểu thêm: Kiến thức Marketing,
Bài viết liên quan: https://forza.agency/pr-la-gi/

Chia sẻ bài viết