Bí quyết xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất

Chiến lược Marketing là một trong những yếu tố tác động đến thành công của một doanh nghiệp. Biết cách lập kế hoạch, đưa ra những chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp marketing thương hiệu đạt hiệu quả cao mà không mất nhiều chi phí.
Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing được xem như là một kế hoạch PR tổng thể. Thông qua chiến lược này, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp qua slogan, thể hiện giá trị doanh nghiệp trên thị trường, tìm kiếm và lưu trữ nguồn khách hàng tiềm năng, đưa ra các phương pháp tìm kiếm thị trường, phân loại phân khúc khách hàng,… Nói chung, đây là hình thức nghiên cứu thị trường tổng hợp mà từ đó, các doanh nghiệp có thể lập ra kế hoạch Marketing và đưa ra những bước đi khôn ngoan hơn trong thời gian sắp tới.
Lợi ích khi xây dựng chiến lược Marketing
- Tiếp cận với đối tượng khách hàng phù hợp, đồng thời quảng bá mọi sản phẩm, dịch vụ, sự kiện của doanh nghiệp đến với khách hàng, góp phần lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ hơn.
- Có được sự tin cậy của khách hàng. Khi tìm hiểu kỹ thị trường và biết được mình cần làm gì để đẩy mạnh lợi thế, ưu điểm trên thị trường, sẵn sàng cạnh tranh với đối thủ, doanh nghiệp sẽ có thể làm hài lòng khách hàng thông qua các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn hay các hình thức tiếp cận khác mang đến lợi ích cho khách hàng.
- Cá nhân hóa quảng cáo, phân nhóm khách hàng và quảng cáo đúng cách, đúng thời điểm, góp phần giúp các doanh nghiệp phát triển tốt các chiến lược Marketing của mình.
- Tiết kiệm chi phí, thu về lợi nhuận cao.
Sự khác nhau giữa chiến lược Marketing và kế hoạch Marketing
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa chiến lược Marketing và kế hoạch Marketing khi cho rằng, cả hai đều là một. Nhưng thực tế, đây là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn:
- Với chiến lược Marketing, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trường và từ đó, đưa ra kế hoạch marketing cụ thể. Chiến lược Marketing sẽ bao gồm các công việc: nghiên cứu phân khúc khách hàng, thị trường tiềm năng, vị trí địa lý, xu thế xã hội và thói quen của khách hàng.
- Với kế hoạch Marketing, doanh nghiệp sẽ đưa ra các mục tiêu cần đạt và thực hiện theo các đầu công việc đã đề ra như: phát triển thị trường, mở rộng thương hiệu, kênh truyền thông,…
Như vậy, bạn có thể hiểu, chiến lược Marketing là tiền đề để phát triển kế hoạch Marketing.
Các mô hình xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Mô hình marketing mix
Marketing mix là marketing hỗn hợp dùng để tập hợp các công cụ tiếp thị, được các doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt mục tiêu marketing trên thị trường.
Các công thức marketing mix bao gồm:
Công thức 4P trong marketing:
- Product (sản phẩm) – Bạn sẽ bán gì? Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm, dịch vụ.
- Price (giá cả) – Bạn tính phí bao nhiêu? Xác định chi phí của sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến số lượng sản phẩm.
- Place (địa điểm) – Mọi người mua sản phẩm ở đâu? Địa chỉ cung cấp và kênh phân phối sản phẩm.
- Promotion (quảng bá) – Truyền thông sản phẩm qua các kênh nào? Xác định kênh quảng bá, truyền thông sản phẩm.
Xem thêm về 7p trong marketing: https://forza.agency/4p-trong-marketing/
Công thức 7P trong marketing:
Tương tự như công thức 4P trong Marketing, song ở mô hình Marketing mix này, doanh nghiệp sẽ thêm vào đó 3 yếu tố khác như:
- People (con người) – Ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Xác định khách hàng mục tiêu và những người có liên quan trực tiếp.
- Process (quy trình) – Sản phẩm được triển khai như thế nào? Tổ chức hệ thống quy trình triển khai sản phẩm phù hợp.
- Physical Evidence (bằng chứng “hữu hình”) – Thương hiệu gắn liền với thị trường Làm thế nào để khi nhắc đến thị trường, người ta sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn?
Tìm hiểu thêm về 7p marketing: https://forza.agency/7p-trong-marketing/
Công thức 4C trong Marketing:
- Customer Solutions (giải pháp khách hàng): Sản phẩm sẽ giải quyết những vấn đề gì cho khách hàng?
- Customer Cost (chi phí của khách hàng): Chi phí khách hàng sẵn sàng chi ra để mua sản phẩm.
- Convenience (sự thuận tiện): Sự thuận tiện khi mua hàng.
- Communication (giao tiếp): Tiếp cận khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thân thiết.
Mô hình Swot
Mô hình Swot bao gồm các yếu tố: Strengths (thế mạnh) – Weakness (điểm yếu) – Opportunities (cơ hội) – Threats (thách thức). Đây là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho các doanh nghiệp.
Mô hình Smart
Đây là mô hình thiết lập mục tiêu giúp các doanh nghiệp thiết lập và đánh giá mức độ khả thi, tính cụ thể, sự liên quan, tính hợp lý trong việc đưa ra mục tiêu thực hiện kế hoạch marketing hiệu quả. Mô hình Smart bao gồm các tiêu chí: Specific (cụ thể) – Measurable (khả năng đo lường) – Actionable (tính khả thi) – Relevant (sự liên quan) – Time-Bound (thời gian đạt mục tiêu).
Ngoài các mô hình trên, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện chiến lược theo phễu marketing. Đây là chiến lược marketing chuyên nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng các chiến thuật marketing khác nhau tùy vào từng giai đoạn của khách hàng trong quá trình mua hàng, chẳng hạn như giai đoạn mới làm quen sản phẩm → đã trải nghiệm sản phẩm → trung thành sản phẩm,…
5 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
- Nghiên cứu khách hàng mục tiêu.
- Xác định rõ đối thủ cạnh tranh.
- Chọn đúng kênh Marketing.
- Sử dụng chiến lược chia nhỏ phễu bán hàng.
- Xác định các mục tiêu cần đạt khi thực hiện kế hoạch marketing.
Kết
Chiến lược Marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong thành công của doanh nghiệp hay quảng bá thương hiệu. Cuối cùng, Forza hi vọng với bài viết này, các chủ doanh nghiệp đã phần nào hiểu rõ bản chất của chiến lược và áp dụng tốt để có thể mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện marketing.