Tổng hợp chi tiết những điều về “Advertiser” bạn cần biết

Advertiser là gì?

Đã làm Marketing chắc bạn không còn xa lạ với cụm từ Advertiser là gì đúng chứ? Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu toàn bộ ý nghĩa đằng sau cụm từ “Advertiser”?

Hãy yên tâm rằng bạn đã tìm được đúng nơi để thu nhặt kiến thức bởi vì bài viết dưới đây Forza sẽ tổng hợp chi tiết những thông tin về Advertiser và kiến thức liên quan giúp bạn giải quyết từ gốc đến ngọn những thắc mắc chưa được gỡ đáp bấy lâu. Cùng theo dõi nhé!

Định nghĩa advertiser là gì?

Advertiser thật ra là một thuật ngữ có liên quan mật thiết với Affiliate marketing. Thế nên việc tìm hiểu sương sương Affiliate Marketing là gì trước khi đến với những thông tin ý nghĩa của advertiser là một ý tưởng không tồi phải không các bạn?

Affiliate marketing được hiểu là tiếp thị liên kết, là một hình thức mới trong Marketing. Tức là thay vì quảng bá như truyền thống, affiliate marketing như một mô hình môi giới qua Internet kết nối Nhà cung cấp (advertiser) sản phẩm, dịch vụ trực tuyến với khách hàng mục tiêu thông qua một bên thứ ba(publisher) mang lại lợi ích cộng hưởng cho cả người tiêu dùng, nhà cung cấp và đối tác.

Thông qua định nghĩa về Affiliate Marketing chắc bạn cũng ngầm hiểu Advertiser là gì rồi đúng chứ?

Không sai, Advertiser chính là những nhà quảng cáo, nhà cung cấp với vai trò là người mua quảng cáo bên Publisher nhằm thực hiện các chiến dịch quảng bá thương hiệu, sản phẩm giúp xúc tiến quá trình bán hàng, tăng doanh số, tăng độ phủ sóng của thương hiệu qua các chương trình tiếp thị liên kết.

Khách truy cập quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ sau đó sẽ nhấp vào quảng cáo, sau đó chuyển hướng họ đến trang thương mại, nơi họ có thể mua nó. Nếu việc mua bán thành công, bạn sẽ nhận được hoa hồng từ đó.

Ví dụ làm rõ advertiser là gì:

Sử dụng Quảng cáo và Banners để quảng bá
Sử dụng Quảng cáo và Banners để quảng bá

Trong ví dụ trên, bên quảng cáo du lịch MACAO chính là advertiser, BBC news chính là publisher. Thông qua bên phân phối tiếp thị trung gian (affiliate) BBC news chấp nhận quảng cáo bằng banner cho bên du lịch và nhận hoa hồng cho những lần bên du lịch nhận được bill qua banner.

Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều Advertiser như: Thương mại điện tử: Tiki, Lazada, Adayroi, Vật Giá, Nguyễn Kim,…

  • Ngân hàng: Citibank, ANZ,…
  • Sức khỏe và làm đẹp: California Yoga & Fitness,…
  • Đặt tour du lịch, book phòng khách sạn: Atadi, Gotadi,…
  • Trung tâm tiếng Anh: Wall Street English,…
  • Email Marketing: Getresponse, ConverKit,…
  • Tên miền hosting: Godaddy, Namecheap,…

Phân biệt Publisher và Advertiser

Đọc đến đây chắc bạn cũng đã hiểu Advertiser là gì rồi nhỉ? Đúng vậy, Advertiser là cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo sản phẩm để tăng nhận diện thương hiệu và hiệu suất bán hàng. Advertiser chi trả tiền để các quảng cáo của họ được hiển thị.

Vậy còn Publisher thì sao? Publisher khác với Advertiser như thế nào? Cùng theo dõi phần bên dưới nhé!

Phân biệt advertiser và publisher
Phân biệt advertiser và publisher

Publisher còn được gọi là Affiliate, là một cá nhân hoặc công ty chịu trách nhiệm kết nối sản phẩm của nhà quảng cáo (Advertiser) với người dùng cuối cùng.

Dù bạn là ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý. Bạn chỉ cần 2 thứ:

  • Một chiếc máy tính kết nối Internet.
  • Tư duy và kỹ năng để kiếm tiền từ tiếp thị liên kết.

Bạn đã có thể tham gia vào hành trình làm giàu này rồi đấy!

Publisher đóng vai trò trung gian cung cấp lưu lượng truy cập cho các Advertiser. Publisher có trách nhiệm quảng cáo để lôi kéo các khách hàng, phân phối sản phẩm tốt nhất có thể để có tỷ lệ kiếm tiền cao cho lưu lượng truy cập của họ.

=> Mối liên hệ giữa publisher và advertiser thực chất chính là bổ trợ và đi cùng nhau. Anh muốn bán được hàng? OK tôi sẽ giúp anh với điều kiện 3:7 nhá! Đại loại là như vậy.

Đó chính là mối quan hệ cộng tác. Những Advertiser sẽ trả tiền hoa hồng cho publisher để quảng bá sản phẩm cho họ.

Các loại hình publishing hiện nay

  • Đối tác PPC (Pay Per Click): Đây là những Publishers chọn hình thức trả tiền để mua lượt click vào trang web bán hàng của đối tác.
  • Publisher Social Media:

Đây là những người thường sử dụng tài khoản cá nhân hoặc tạo các fanpage trên các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Instagram để tạo nên những nội dung thu hút người mua hàng.

  • Publisher chuyên về phiếu giảm giá

Đây là những người thu hút người mua hàng thông qua các khuyến mãi giảm giá, các hot deal từ các hãng.

  • Publisher sử dụng người nổi tiếng

Đây là những người sử dụng những người nổi tiếng như KOL, Influencer, những người có tầm ảnh hưởng để quảng bá cho sản phẩm, tạo được niềm tin cho khách hàng.

  • Publisher tự tạo nội dung

Đây thường là những Blogger, Youtuber, những người sở hữu một lượng truy cập tự nhiên thông qua blog hoặc kênh Youtube của họ.

  • Publisher sử dụng trang web mua sắm

Các Publisher sẽ liên kết hoặc tự tạo ra web so sánh giá giữa các sản phẩm.

Cách thức hoạt động của publisher và advertiser là gì?

Advertiser là các cá nhân hay các doanh nghiệp lớn, các nhà cung cấp, thương gia hay các nhà bán lẻ sản phẩm trên thị thường. Sản phẩm có thể là một đối tượng vật lý như hàng gia dụng, mỹ phẩm… hoặc dịch vụ như các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp.

Còn các publisher chuyên tiếp thị sản phẩm của người bán theo nhiều cách khác nhau nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng.

  • Tiếp thị qua Social media
  • Tiếp thị qua Email Marketing
  • Xây dựng niche site tiếp thị sản phẩm
  • Xây dựng authority site tiếp thị sản phẩm
  • Sử dụng Youtube làm tiếp thị liên kết

Nói cách khác, publisher sẽ quảng bá sản phẩm để thuyết phục người tiêu dùng rằng sản phẩm đó tốt hoặc có lợi cho họ và thuyết phục họ mua sản phẩm.

Nếu khách hàng đồng ý mua sản phẩm thì các affiliate sẽ nhận được một phần doanh thu từ người bán cho hoạt động affiliate marketing của mình.

Các affiliate thường có một đối tượng khách hàng cụ thể. Họ sẽ tuỳ theo những nhu cầu của đối tượng để tiếp thị những sản phẩm phù hợp nhất.

Ví dụ:

Đây là một đường link bình thường của sản phẩm Iphone X bán tại Lazada.vn (Advertiser):

Đường link gốc của sản phẩm Iphone X
Đường link gốc của sản phẩm Iphone X

Các bạn có thể thấy đường khoanh đỏ lại đường dẫn của sản phẩm. Đây là đường link gốc của sản phẩm, nếu khách mua hàng qua đường link gốc -> bạn sẽ không có tiền thưởng hoa hồng.

Nhưng khi bỏ vào công cụ tạo link tiếp thị liên kết – affiliate thì khi có người mua chiếc Iphone X này qua link bên dưới, bạn sẽ được hưởng hoa hồng từ Lazada.

Đường link tiếp thị liên kết
Đường link tiếp thị liên kết

Advertiser kiếm tiền như thế nào?

Advertiser họ kiếm tiền chủ yếu dựa vào doanh thu từ kinh doanh sản phẩm, dịch vụ từ khách hàng. Để tăng doanh thu thì các nhà cung cấp thường sử dụng những nhà quảng cáo chất lượng từ network. Với lượng truy cập đủ lớn từ các publisher sẽ chuyển đổi thành những đơn hàng thành công, đem về doanh thu cho advertiser.

Nhà cung cấp họ thường quản tâm nhiều đến chỉ số ROI ( Chỉ số lợi nhuận ) . Advertiser có được nhiều doanh thu khi  họ có lượng truy cập, quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của họ trên trang web lớn từ đó chuyển hóa thành doanh thu.

Những nhà cung cấp có thể chọn qua hình thức liên kết hoặc làm việc trực tiếp với nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi lần truy cập và web bán hàng của họ (PPC). CPC (Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click) là hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó nhà quảng cáo sẽ không trả tiền cho lượt xem, và chỉ trả tiền khi có người dùng chuột nhấn vào liên kết vào quảng cáo của họ.

Tìm hiểu thêm về PPC tại đây

Chiến lược tăng doanh thu cho Advertiser là gì?

Sử dụng nhiều Publishers

Không nên đặt mọi quả trứng của bạn vào trong một giỏ hàng. Đây chính là nguyên tắc quan trọng nhất trong kinh tế mà ai cũng phải ghi nhớ. Thương trường thì khốc liệt, nên có những biện pháp dự phòng nếu muốn việc kinh doanh phát triển. Chính vì vậy, hãy liên kết với nhiều Publishers để có được cơ hội phát triển tốt.

Xác định nguồn traffic tốt

Không phải traffic nào cũng mang lại hiệu quả, doanh thu. Các bạn nên đầu tư vào những nguồn traffic tốt với lượng chuyển đổi cao. Từ đó, có được hướng chăm sóc khách hàng tốt nhất để chuyển đổi và có doanh thu.

Nhà cung cấp cũng rất coi trọng, quan tâm đến chỉ số ROI . Advertiser kiếm được nhiều tiền khi mà họ có lượng truy cập, quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của họ trên trang web lớn từ đó chuyển hóa thành doanh thu cho nhà cung cấp.

Thường xuyên làm mới sản phẩm

Thử nghiệm làm mới sản phẩm cho phép bạn nhìn nhận và đánh giá việc kinh doanh của mình. Từ đó, có được lựa chọn tốt nhất để phát triển quy mô. Hãy dành thời gian để làm mới sản phẩm thường xuyên nhé!

Chiến lược tăng doanh thu cho advertiser
Chiến lược tăng doanh thu cho advertiser là gì?

Ví dụ: Chương trình hợp tác giữa Shopee (Advertiser) và các đối tác (Publisher) sở hữu website, ứng dụng điện thoại hoặc kênh mạng xã hội thu hút nhiều người xem.

Bằng việc tạo nội dung chia sẻ về Shopee & các sản phẩm bạn yêu thích thông qua bài viết, video, post, quảng cáo, v.v…. Đặt link Affiliate & quảng bá tới mọi người, các đối tác (Publisher) sẽ nhận được hoa hồng khi giới thiệu thành công một đơn hàng trên shopee.

Hoa hồng được trả theo từng đơn hàng thành công, tỉ lệ tùy theo từng ngành hàng.

Hoa hồng cho bên liên kết = Giá trị thuần của hàng x tỉ lệ hoa hồng

Bạn sẽ ngạc nhiên khi bước vào Shopee shopping và không có gì là không có trang mua sắm đó cả. Hợp tác với rất nhiều publishers cùng nhau tạo nên sự đa dạng lựa chọn cho khách hàng. Shopee là một advertiser thành công với chiến lược tăng doanh thu khôn ngoan.

Câu hỏi “Advertiser là gì?” trong bài viết này không phải chỉ dừng lại ở những khái niệm mà còn mang những thông tin lớn hơn nhiều đúng không các bạn?

Với những kiến thức mà Forza vừa chia sẻ hy vọng sẽ giúp các advertiser, publisher tương lai áp dụng thành công trên con đường “shopping không nhìn giá” của mình nhé!

Tìm hiểu thêm: Kiến thức MarketingOnpageOffpage

Chia sẻ bài viết