Chiến lược Marketing là một trong những yếu tố tác động đến thành công của một doanh nghiệp. Biết cách lập kế hoạch, đưa ra những chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp marketing thương hiệu đạt hiệu quả cao mà không mất nhiều chi phí.
Mục lục:
Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing được xem như là một kế hoạch PR tổng thể. Thông qua chiến lược này, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp qua slogan, thể hiện giá trị doanh nghiệp trên thị trường, tìm kiếm và lưu trữ nguồn khách hàng tiềm năng, đưa ra các phương pháp tìm kiếm thị trường, phân loại phân khúc khách hàng,… Nói chung, đây là hình thức nghiên cứu thị trường tổng hợp mà từ đó, các doanh nghiệp có thể lập ra kế hoạch Marketing và đưa ra những bước đi khôn ngoan hơn trong thời gian sắp tới.
Lợi ích khi xây dựng chiến lược Marketing
- Tiếp cận với đối tượng khách hàng phù hợp, đồng thời quảng bá mọi sản phẩm, dịch vụ, sự kiện của doanh nghiệp đến với khách hàng, góp phần lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ hơn.
- Có được sự tin cậy của khách hàng. Khi tìm hiểu kỹ thị trường và biết được mình cần làm gì để đẩy mạnh lợi thế, ưu điểm trên thị trường, sẵn sàng cạnh tranh với đối thủ, doanh nghiệp sẽ có thể làm hài lòng khách hàng thông qua các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn hay các hình thức tiếp cận khác mang đến lợi ích cho khách hàng.
- Cá nhân hóa quảng cáo, phân nhóm khách hàng và quảng cáo đúng cách, đúng thời điểm, góp phần giúp các doanh nghiệp phát triển tốt các chiến lược Marketing của mình.
- Tiết kiệm chi phí, thu về lợi nhuận cao.
Sự khác nhau giữa chiến lược Marketing và kế hoạch Marketing
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa chiến lược Marketing và kế hoạch Marketing khi cho rằng, cả hai đều là một. Nhưng thực tế, đây là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn:
- Với chiến lược Marketing, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trường và từ đó, đưa ra kế hoạch marketing cụ thể. Chiến lược Marketing sẽ bao gồm các công việc: nghiên cứu phân khúc khách hàng, thị trường tiềm năng, vị trí địa lý, xu thế xã hội và thói quen của khách hàng.
- Với kế hoạch Marketing, doanh nghiệp sẽ đưa ra các mục tiêu cần đạt và thực hiện theo các đầu công việc đã đề ra như: phát triển thị trường, mở rộng thương hiệu, kênh truyền thông,…
Như vậy, bạn có thể hiểu, chiến lược Marketing là tiền đề để phát triển kế hoạch Marketing.
Các mô hình xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Mô hình marketing mix
Marketing mix hay Marketing hỗn hợp là một chiến lược tập hợp các công cụ tiếp thị, được các doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt mục tiêu marketing trên thị trường. Mô hình này được Neil Borden phát triển, đến năm 1960, E. Jerome McCarthy đã tiếp nối và phân loại thành 4P như ngày nay: Product (Sản phẩm); Price: (Giá cả); Place: (Phân phối) và Promotions: (Xúc tiến). Mô hình marketing mix chỉ thành công khi doanh nghiệp hoạch định cũng như triển khai chiến lược dựa trên góc nhìn của người tiêu dùng.
Công thức 4P trong marketing mix bao gồm:
- Product (sản phẩm) – Bạn sẽ bán gì?
Sản phẩm là đúng đầu trong chuỗi 4P của marketing mix. Có hai hình thức của Sản phẩm đó là hữu hình như xe hơi, smartphone,…và vô hình là các dịch vụ chăm sóc khách hàng, khách hàng, spa, du lịch,…
Để có thể mang đến những sản phẩm chất lượng, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải trả lời được câu hỏi: “ Chúng ta cần làm gì để đem đến những sản phẩm/dịch vụ tốt hơn các đối thủ?”. Đồng thời, doanh nghiệp còn phải hiểu được người tiêu dùng mong muốn những đặt điểm, tính năng gì ở sản phẩm; Tâm lý, động lực thúc đẩy họ mua hàng là gì,..
- Price (giá cả) – Bạn tính phí bao nhiêu?
Giá cả chính là số tiền mà khách hàng có thể sẳn sàng bỏ ra để có thể sở hữu sản phẩm cũng như trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp. Giá sản phẩm được định giá dựa trên các yếu tố như chi phí nguyên vật liệu, nhận dạng thương hiệu lẫn giá trị cảm xúc của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Hơn hết, doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc định giá sản phẩm/ dịch vụ trong một môi trường mà việc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt như hiện tại. Nếu giá sản quá thấp, doanh nghiệp phải bán theo chiến lượng chuộng số lượng hơn chất lượng để thu về lợi nhuận. Nhưng nếu giá sản phẩm quá cao, tất nhiên doanh nghiệp sẽ mất khách hàng vào tay của đối thủ.
- Place (địa điểm) – Mọi người mua sản phẩm ở đâu?
Yếu tố thứ ba của 4P trong marketing đó là kênh phân phối. Đây là nơi sản phẩm được trưng bày, giới thiệu và là nơi trao đổi mua bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể xây dựng các kênh đại lý, cửa hàng bán lẻ, hoặc mở shop trên kênh thương mại điện tử.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược sau để xây dựng kênh phân phối của mình:
- Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
- Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
- Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
- Nhượng quyền (franchising).
- Promotion (quảng bá) – Truyền thông sản phẩm qua các kênh nào?
Khi đã xác định là sẽ bán những sản phẩm gì, giá cả như thế nào cũng như các địa điểm để người tiêu dùng “ghé thăm”, doanh nghiệp cần phải lên các chiến lược xúc tiến thương mại. Đây là những hoạt động giúp người tiêu dùng có “thiện cảm” với thương hiệu và có ấn tượng tốt về sản phẩm/ dịch vụ.
Các hoạt động xúc tiến thương mại gồm quảng cáo trên TVC hoặc các phương tiện truyền thông. Một chiến lược marketing hiệu quả sẽ thu hút được sự chú ý của đông đảo khác hàng, tăng độ nhận dạng của thương hiệu hơn rất nhiều.
Bài đọc thêm về: Ứng dụng 4p trong marketing để đạt 100% chất lượng
Công thức 7P trong marketing:
Tương tự như công thức 4P trong Marketing, song 7P trong marketign mix được bổ sung thêm 3 yếu tố được xem là có tác động đến sự thành công của doanh nghiệp.
- People (con người) – Ai sẽ mua sản phẩm của bạn?
Con người là tất cả những cá nhân đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Từ chủ doanh nghiệp, cho đến những cá nhân làm việ việc trực tiếp với người tiêu dùng. Con Con người là một yếu tố quan trọng trong quá trình phân phối sản phẩm, là nguồn sức mạnh nội tại của mỗi công ty.
Việc xây dựng đội ngũ gồm những nhân viên ưu tú và sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng quan trọng không kém gì việc thu hút một tệp khách hàng chất lượng và rộng khắp.
- Process (quy trình) – Sản phẩm được triển khai như thế nào?
Quy trình là hệ thống quản trị giúp doanh nghiệp đảm bảo được các hoạt động quản lý, sản xuất, phân phối,..được trơn tru, giảm được chi phí từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Hệ thống quản trị này có thể là các kênh bán hàng, hệ thống phân phối, thanh toán, tuyển dụng,…
- Physical Evidence (bằng chứng “hữu hình”) – Thương hiệu gắn liền với thị trường Làm thế nào để khi nhắc đến thị trường, người ta sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn?
Công thức 4C trong Marketing:
- Customer Solutions (giải pháp khách hàng):
Để có thể mang lại sự thỏa mãn cho người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ nhu cầu, mong muốn, cũng như động lực đằng sau những quyết định mua hàng…của người tiêu dùng.
- Customer Cost (chi phí của khách hàng):
Chi phí khách hàng sẵn sàng chi ra để mua sản phẩm, đồng thời là chi phí mà họ bỏ ra để nhận được những giá trị vô hình khác như bảo hành, hậu mãi,…
- Convenience (sự thuận tiện):
Sự thuận tiện được thể hiện qua việc luôn đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho người tiêu dùng bằng cách đặt sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với khách hàng.
- Communication (giao tiếp):
Tiếp cận khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thân thiết.
Bài đọc thêm: Ứng dụng mô hình 7p trong marketing dịch vụ
Mô hình Swot
Mô hình Swot bao gồm các yếu tố: Strengths (thế mạnh) – Weakness (điểm yếu) – Opportunities (cơ hội) – Threats (thách thức). Đây là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho các doanh nghiệp.
Mô hình Smart
Đây là mô hình thiết lập mục tiêu giúp các doanh nghiệp thiết lập và đánh giá mức độ khả thi, tính cụ thể, sự liên quan, tính hợp lý trong việc đưa ra mục tiêu thực hiện kế hoạch marketing hiệu quả. Mô hình Smart bao gồm các tiêu chí: Specific (cụ thể) – Measurable (khả năng đo lường) – Actionable (tính khả thi) – Relevant (sự liên quan) – Time-Bound (thời gian đạt mục tiêu).
Ngoài các mô hình trên, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện chiến lược theo phễu marketing. Đây là chiến lược marketing chuyên nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng các chiến thuật marketing khác nhau tùy vào từng giai đoạn của khách hàng trong quá trình mua hàng, chẳng hạn như giai đoạn mới làm quen sản phẩm → đã trải nghiệm sản phẩm → trung thành sản phẩm,…
5 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
- Nghiên cứu khách hàng mục tiêu.
- Xác định rõ đối thủ cạnh tranh.
- Chọn đúng kênh Marketing.
- Sử dụng chiến lược chia nhỏ phễu bán hàng.
- Xác định các mục tiêu cần đạt khi thực hiện kế hoạch marketing.
Đọc thêm bài viết về Phễu Marketing là gì? Cách xây dựng mô hình phễu Marketing
Kết
Chiến lược Marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong thành công của doanh nghiệp hay quảng bá thương hiệu. Cuối cùng, Forza hi vọng với bài viết này, các chủ doanh nghiệp đã phần nào hiểu rõ bản chất của chiến lược và áp dụng tốt để có thể mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện marketing.