Có khi nào website của bạn đã được tối ưu Onpage, Content đăng lên cũng được Google index, backlink đã đi nhiều nhưng phần lớn hoặc toàn bộ các từ khoá không index thứ hạng, nằm “ngoắc ngoải” ngoài top 100 được 2, 3 tháng rồi?
Hầu hết trường hợp này xảy ra ở những website mới, khi content chưa được xây dựng có hệ thống, backlink đi chưa phù hợp với tình trạng của website và đôi khi là quá nhiều. Thường khi website gặp tình trạng này 3 tháng trở lên mà chưa tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, những bạn SEO mới vào nghề sẽ xây dựng thêm backlink để cố gắng níu kéo cơ hội mỏng manh của mình.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn tiếp tục xây dựng thêm backlink nữa thì chỉ làm mọi chuyện tồi tệ hơn dẫn đến việc giải cứu website sau này sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian. Sau đây là 4 công việc mà Forza tụi mình đã áp dụng giúp từ cải thiện tình trạng từ khoá không index:
Mục lục:
1. Từ khoá không index do backlink xấu
Backlink xấu thường là những liên kết đến từ các website/domain chất lượng thấp, forum spam, trang malware, 4XX, link không liên quan,….Gây hại đến website của chúng ta, mọi người có thể tham khảo bài viết của định nghĩa backlink xấu của Semrush với hơn 40 yếu tố đánh giá để hiểu rõ hơn nhé:
https://www.semrush.com/kb/965-toxic-markers-description
Như vậy, giải pháp khắc phục bên mình đã áp dụng là sử dụng tính năng Backlink Audit của Semrush để kiểm tra toàn bộ backlink propfile của website đang làm và tìm ra các backlink xấu có điểm Toxic từ 45 trở lên.
Sau đó tổng hợp danh sách và upload lên Google Disavow tại đây: https://support.google.com/webmasters/answer/2648487?hl=vi – Hướng dẫn cụ thể để disavow trên trang đã có mọi người tự xem nhé.
Nhưng không chỉ khai báo Disavow là xong, mà bạn cần cho Google thấy thành ý của mình trong việc khắc phục và loại trừ những kẻ gây hại này bằng cách vào các trang link xấu, gỡ hết những link đang trỏ về website của bạn. Khi bạn làm cả 2 bước trên thì khả năng Google xem xét và trả lại sự trong sạch cho bạn là khá cao.
Sau khi hoàn thành giai đoạn tối ưu lại backlink thì bạn cũng khoan đi thêm liên kết mà nên đợi 1 thời gian để đánh giá xem tình hình có thay đổi sau những nỗ lực mình đã thực hiên không? Các dấu hiệu ranking nhảy vào Top 100 sau đó nhảy ra chính là những tia sáng hi vọng đầu tiên.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên xem xét lại tỷ lệ anchortext của mình nên đảm bảo không bị tối ưu quá đà.
Tuy nhiên, lúc này chúng ta cũng không nên lãng phí thời gian mà ngồi đợi Google mà bạn nên tiếp tục đi qua bước thứ 2, tối ưu lại content của mình.
2. Xây dựng và tối ưu nội dung
Vấn đề hay gặp thứ 2 làm từ khoá không index là xây dựng content, đặc biệt là các bạn chạy dự án với KPIs cam kết ranking thì thường hay chỉ tập trung viết những từ khoá mình làm, dẫn đến các trường hợp hay gặp như:
1. Content mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng hoặc quá tập trung vào thương hiệu.
Theo Rion Lieback, CEO/Founder của Content Mender thì việc xây dựng Long-form content sẽ giúp đáp ứng được Google E-A-T và những bài Landing page chính hay trang chủ đề cốt lõi (Content Pillar) nên có độ dài từ 2500 – 3000 chữ trở lên.
Bên cạnh đó, việc đáp ứng nhu cầu người dùng là điều quan trọng khi xây dựng nội dung, như Adam Riemir, Chủ Tích của Adam Riemir Marketing phát biểu:
“Thương hiệu sẽ cần phải quên về bản thân họ và đáp ứng người dùng tốt hơn”
Đọc thêm tài liệu: SEO Trends 2021
Như vậy, Forza nhà mình đã tập trung vào 3 yếu tố chính khi xây dựng nội dung cho đối tác: ĐÚNG, ĐỦ rồi mới ĐÃ.
Để giải quyết câu chuyện đúng và đủ, tụi mình cũng giống như hầu hết các bạn SEO khác, cách tốt nhất là tham khảo Top 10 của Google để xem dạng và nội dung nào đang được Google ưu tiên như Toplist, Review, Thông tin hay trang sản phẩm để triển khai dạng nội dung phù hợp .
Cũng như đảm bảo nội dung của mình sẽ có đầy đủ các nội dung mà Google đang ưu tiên (Có thể xem như là người dùng đang thích đọc nhất). Bên cạnh đó, tụi mình còn kết hợp tính năng Onpage SEO Checker của Semrush để tham khảo các đoạn/câu/chủ đề mà đối thủ đang có mà mình chưa có.
Sau khi hoàn thành nghiên cứu Top 10 bởi đội ngũ content và kết hợp với các đề xuất từ Semrush, chúng ta cũng có thể yên tâm phần nào về Đúng và Đủ. Như vậy công việc tiếp theo là làm sao cho ĐẪ, nội dung có thể chạm đến chỗ ngứa của người đọc.
Forza nhà mình trước khi triển khai chiến dịch content thì sẽ có phân tích khách hàng mục tiêu để trả lời cho các câu hỏi như:
- Họ là ai (Tuổi, giới tính, thu nhập, địa vị, vai trò trong cuộc sống, nơi ở…)
- Nhu cầu/Mong đợi/ Đòi hỏi của họ là gì.
- Họ có những nhu cầu/quan tâm thầm kín nào.
- Content của chúng ta đang ở giai đoạn nào trong hành vi tìm kiếm sản phẩm.
Trả lời những câu hỏi trên để thấu hiểu người dùng hơn, cách tốt nhất để tìm được câu trả lời là hỏi đối tác chúng ta, cụ thể là team Sale, Team Chăm Sóc Khách hàng vì họ là những người ở đầu chiến tuyến, tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng của chúng ta cũng như hỏi team Marketing vì có thể thương hiệu sẽ có những nghiên cứu định lượng và định tính trước đây để hỗ trợ cho các chiến dịch truyền thông khác.
Làm như vậy, không chỉ content chúng ta sẽ hấp dẫp và thu hút hơn mà team Content và chính Forza cũng hiểu hơn về thương hiệu, lĩnh vực mà chúng ta đang làm để xây dựng các cơ sở dữ liệu cho các chiến dịch SEO cùng ngành khác sau này.
Tham khảo thêm tại: https://forza.agency/3-buoc-xay-dung-chien-luoc-noi-dung-cung-team-content-cua-forza/
2. Bài viết có từ khoá giống nhau hoặc có nội dung tương đồng.
Đây là vấn thường hay gặp phải, nhất là các website đã được xây dựng từ lâu do mọi người có thói quen xây dựng content dựa trên từ khoá thay vì chủ đề, dẫn đến có những bài viết mặc dù từ khoá khác nhau nhưng nội dung lại tương đồng với nhau tương đối nhiều hoặc 1 từ khoá được dùng để viết nhiều bài khác nhau bao gồm cả bài LP chính và các bài bổ trợ.
Xây dựng nội dung như thế này sẽ dễ làm website bị phạt theo chủ đề, tức là các bài viết có từ khoá, nội dung liên quan với nhau đều sẽ bị phạt mà còn dẫn đến tài nguyên bị lãng phí, các nội dung nghèo nàn khó tăng thứ hạng.
Để giải quyết thực trạng này, Forza thường sẽ research tất cả từ khoá liên quan đến 1 chủ đề/sản phẩm/ dịch vụ, sau đó tổng hợp các content phù hợp với từ khoá, xác định từ khoá nào đã có Landing page, từ khoá/chủ đề nào cần viết thêm, chủ đề nào cần gom từ khoá/nội dung thành 1 bài long-form content… Sau đó tổng hợp thành 1 topic map và kết với phân tích khách hàng mục tiêu phía trên để xây dựng kế hoạch nội dung, cách làm này giúp nhà mình dễ nắm bắt tình trạng, trình bày cho khách hàng cũng như xây dựng các liên kết nội bộ (internal link).
Mọi người cũng có thể sử dụng Yoast SEO nếu đang dùng WordPress để kiểm tra nhanh các bài đang trùng lặp từ khoá, tuy nhiên cách này chỉ giải quyết ngắn hạn chứ không thể kiểm tra việc trùng lặp chủ đề nội dung được.
3. Tối ưu On-site
Vì thường chúng ta đều làm onpage không quá nhiều yếu tố đánh giá khác nhau nên mình không đề cập quá sâu mà bên mình sẽ làm 2 vấn đề chính khác:
1. Tối ưu liên kết nội bộ (internal link)
Nhằm mục đích giúp sức mạnh website được chảy đều trên khắp website cũng như đảm bảo người dùng sẽ được dẫn dắt phù hợp bên mình chia việc xây dựng liên kết nội bộ thành 2 phần:
- Giúp sức mạnh được lưu thông: Forza sử dụng mô hình Topic Cluster để tận dụng kế hoạch nội dung phía trên cũng như giúp sức mạnh được lưu thông tốt và kết nối các nội dung thành nhóm chủ đề với nhau giúp tăng tính thẩm quyền, chuyên môn của website, mọi người nhớ kết nối các bài trụ cột với nhau nữa nhé.
- Dẫn dắt người dùng: Nếu Topic Cluster giúp dòng chảy sức mạnh website thông thoáng thì mô hình 5A này sẽ giúp chúng ta tiếp cận và dẫn dắt người dùng từ lúc họ mới chỉ có nhu cầu cơ bản đến khi kết thúc hành trình sử dụng sản phẩm.
Một ví dụ cho mô hình này được bên mình sử dụng để xây dựng nội dung và dẫn dắt người dùng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có hơi biến thể một chút nhưng hầu hết đều mang nét tương đồng với mô hình 5A ở trên.
2. Tối ưu cấu trúc trang
Một cấu trúc website phù hợp cũng rất quan trọng để Google có thể lấy dữ liệu chính xác hơn cũng như tránh người dùng bị nhầm lẫn khi trãi nghiệm website của chúng ta, các trang chính tập trung chỉ nên trong phạm vi 3 lần click chuột trên cấu trúc trang sẽ là tốt nhất.
Ngoài những điều chỉnh trên, bên mình còn tối ưu thêm về các trang nội dung trên site, footer để tăng mức độ tin cậy của doanh nghiệp cũng như sau khi website có tín hiệu phục hồi thì áp dụng mô hình xây dựng liên kết phù hợp hơn.
Với bài viết trên hi vọng Forza sẽ giúp được một số bạn đang gặp vấn đề khó khăn về việc từ khoá không index như tụi mình có thể vượt qua và đạt được KPIs mong đợi.