Semantic SEO và Topical Authority – Tăng sức mạnh cạnh tranh

Trong những năm qua, các công cụ tìm kiếm như Google đã sử dụng phân tích ngữ nghĩa để hiểu sâu hơn ngôn ngữ của con người và cung cấp cho người dùng các kết quả tìm kiếm phù hợp hơn.

Vì lý do này, cách tiếp cận một từ khóa/ truy vấn đối với SEO đã không còn đủ nữa.

Thay vào đó, chúng ta cần sử dụng các chiến lược SEO ngữ nghĩa để xây dựng tính thẩm quyền cho website thông qua nội dung.

Chúng ta cũng có thể dễ dàng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh đối với các từ khóa quan trọng trong thị trường ngách của mình.

Vậy Semantic SEO là gì? Topical Authority là gì? Đừng vội bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn tìm hiểu hai khái niệm này nhé.

Thông tin quan trọng 

  • Semantic SEO là yếu tố giúp Google đánh giá nội dung trên website của bạn có đảm bảo đủ “chiều sâu” hay không.
  • Topical Authority là tính thẩm quyền, cho thấy tính chuyên môn, sự xác thực và đáng tin cậy của thông tin mà bạn xuất bản. 
  • Xây dựng Semantic Website giúp bạn tăng hiệu suất SEO lên đến 30%. 

1.   Semantic SEO là gì?

Như vậy, Semantic SEO là xây dựng thêm các nội dung và chủ đề ý nghĩa, có chiều sâu trong lĩnh vực mà mình đang cạnh tranh.

Nhờ đó, chúng ta giúp Google dễ dàng hiểu rõ hơn thông tin về các chủ đề, thành phần trong nội dung nó đang thu thập. Hơn nữa, Semantic SEO còn nói lên rằng nội dung của bạn chứa ngôn ngữ tự nhiên và có một bối cảnh cụ thể.

Semantic SEO
Semantic SEO là gì?

2. Topical Authority?

Trong Semantic Website, các nguồn thông tin có mức độ phù hợp khác nhau cho các chủ đề khác nhau. Các sự vật/sự việc hoặc thực thể này được kết nối với nhau thông qua các thuộc tính chia sẽ liên quan giữa chúng.

Bên cạnh đó, tất cả các nguồn thông tin này cũng được kết nối theo các cấp bậc khác nhau để phân loại.

Ví dụ:

–         Chủ đề tiếng anh lớp 2.

–         Các cấp bậc ngang cấp như: Từ vựng, ngữ pháp…

–         Các cấp bậc phân loại như: các chủ đề (thuộc từ vựng), thì hiện tại hoàn thành (thuộc ngữ pháp)…

–         Đến các cấp bậc nội dung sâu hơn.

Như vậy, có thể hiểu Topical Authority chính là tính thẩm quyền về một chủ đề, bạn tập trung xuất bản nội dung vào một chủ đề cụ thể, hoặc ít nhất hãy làm thật tốt một lĩnh vực trước khi bước chân qua những “con thuyền” còn lại. Nói cách khác, chúng ta cần xây dựng một chiến lược “content so deep” (nội dung có chiều sâu) trước khi đi theo chiều rộng.

Chúng ta cần phân loại và liên kết các nội dung với nhau trong 1 trật tự rõ ràng, có liên quan đến chủ đề cũng như ở mỗi nội dung cần bao gồm các thông tin khác nhau của nội dung cốt lõi đang được tối ưu. Đồng thời, điều này còn phải đảm bảo trả về đúng kết quả theo mục đích và nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Các nhóm nội dung phân loại này cần trả lời được tối đa các câu hỏi liên quan đến chúng, được sắp xếp theo mức độ cấp bậc, liên quan về thuộc tính và được kết nối bởi các internal link và anchortext hợp lý để điều hướng truy vấn của người dùng đến các nội dung phù hợp nhất.

Semantic SEO
Topical Authority là gì?

3. Các bước xây dựng Semantic Website

Như vậy để xây dựng được tốt một Semantic SEO website bạn cần thực hiện

1.   Xây dựng bản đồ chủ đề bằng cách:

  • Bước 1. Phân loại các nhóm từ khoá theo các LP => Xác định sơ bộ LP tổng và LP phụ.
  • Bước 2. Cào chủ đề của đối thủ bằng Semrush dựa trên các từ khoá chính ở từng LP.
  • Bước 3. Dựa trên chủ đề đó, bỏ lên Google để check các chủ đề liên quan theo Google đề xuất (bổ sung vào bài chủ đề đã có hoặc xây thêm mới).
  • Bước 4: Xem đối thủ kết nối các chủ đề như thế nào (mang tính tham khảo nhẹ tai Việt Nam).
  • Bước 5: Sử dụng Google Knowledge Graph để nhóm các thực thể liên quan trong bài/ nhóm chủ đề.
  • Bước 6: Tìm các chủ đề liên quan khác trên các kênh ko phải web như mạng xã hội Facebook, Tiktok… để tạo tính unique topic giúp website được chọn làm Seeding site với chủ đề nhỏ đó.

Cung cấp thông tin độc đáo và cố gắng chứa “các thuật ngữ, thông tin liên quan, câu hỏi, nghiên cứu, người, địa điểm, sự kiện và đề xuất” ít được biết đến hơn.

Xem thêm: Xây dựng content chuẩn SEO với Semrush 

2.     Phương pháp xây dựng internal link

Một lợi thế cạnh tranh mà Semantic SEO và Topical Authority mang lại đó là giúp xây dựng dữ liệu có cấu trúc hoàn chỉnh, chặt chẽ. Từ đó, chúng ta cũng có thể đi các liên kết nội bộ theo một bối cảnh chung và mối liên kết với nhau.

Ví dụ: Bài viết cluster là từ vựng tiếng anh lớp 2 sẽ có các bài con là từ vựng lớp 2 về gia đình/ bạn bè/ du lịch.. thì các bài con này nên liên kết với nhau và liên kết về bài cluster tổng, sau đó từ bài cluster tổng của từ vựng sẽ liên kết về bài chủ đề tiếng anh lớp 2.

Topical Authority 1 1

3.     “Nghệ thuật” gắn anchortext

Chúng ta sẽ gắn vào anchortext thể hiện đúng ngữ cảnh của bài tiếp theo và anchortext đó nằm trong 1 bài tổng thể có đoạn nói về ngữ cảnh của bài tiếp theo đó.

Ví dụ: Nội dung bài viết: dịch vụ hosting tốt nhất.

Trong bài có h2 tổng quan về: Dịch vụ lưu trữ wordpress tốt nhất (anchortext mục tiêu cũng gần tương tự như từ này). Vậy thì trong đoạn văn của h2 này sẽ gắn anchotext là biến thể gần/chính xác “dịch vụ lưu trữ wordpress tốt nhất” trỏ về bài viết chi tiết về dịch vụ lưu trữ wordpress tốt nhất.

Anchortext này sẽ được sử dụng trong title của bài khác.

Sau đó, trong bài bổ trợ sẽ có 1 đoạn ngắn gần cuối nói tổng thể ngắn về bối cảnh bài trước (bối cảnh có thể thay đổi nhẹ 1 chút như posting tốt nhất cho Việt Nam), làm như trên và gắn internal link ngược lại.

1 anchortext không được sử dụng quá 3 lần khi trỏ internal link về 1 trang.

Mỗi bài LP nên có các link được kết nối theo ngữ cảnh, một số tư vấn chia sẽ mỗi page thường chỉ nên có khoảng 15 liên kết nội bộ hoặc tuỳ vào thị trường/ lĩnh vực bạn đang tham gia.

Xác định bằng số lượng internal bằng cách:

  • Bước 1. Xem các trang LP chính của các đối thủ số internal link tối đa và tối thiểu.
  • Bước 2. Xác định các thực thể trong bài viết/ Bối cảnh của thực thể đó.
  • Bước 3. Mức độ chi tiết của nội dung.
  • Bước 4: Tối đa 1 link trong 1 heading.
Your awesome idtrtrtrhtea goes here. 1 1 1
Semantic SEO

4.    Heading Vectơ

Heading và title cần có sự tương xứng với nhau.

Các bối cảnh nội dung trong những heading ở lần xem màn hình đầu tiên trước khi rê chuột sẽ được google ưu tiên ranking các từ khoá liên quan hơn các chủ đề được sắp xếp phía sau.

Ví dụ:

Nếu Thẻ gốc (Thẻ tiêu đề) của nội dung là “Các thuật ngữ ít được biết đến từ Thần thoại Hy Lạp” và tiêu đề phù hợp nhất trong nội dung là “Sinh vật hình thái từ Thần thoại Hy Lạp”, vectơ tiêu đề và ngữ cảnh của nó có thể báo hiệu rằng nội dung này có thể không phải là ứng cử viên tốt nhất cho truy vấn này.

Nếu Thẻ gốc là “Mọi thứ về Hình thái học”, và sau đó nếu có một thẻ tiêu đề là “Hình thái học và tầm quan trọng của nó trong ngôn ngữ” với một tiêu đề con khác là “Ý nghĩa của Hình thái học”, thì Vectơ tiêu đề và ngữ cảnh của nó có thể báo hiệu rằng đây là một hành trình theo ngữ cảnh tốt hơn cho Câu trả lời của Ứng viên.

Mỗi heading tập trung vào những nội dung khác nhau và mỗi đoạn nội dung ở các heading sau sẽ không lặp lại nội dung đã có của heading trước.

Các heading có ý tưởng/ bối cảnh tương tự nhau nên được group vào chung với nhau.

5.   Gắn kết các thực thể vào chung 1 bài nội dung

Mỗi bối cảnh luôn có các thực thể liên quan cần xác định, ví dụ: Bối cảnh/chủ đề bài viết là: Động từ trong tiếng anh

Thì các thực thể trong bài viết đó là: Động từ bất quy tắc, động từ cho luật sư, động từ ít được biết đến, động từ thường.

=> nên đề cập và bao phủ tối đa các thực thể liên quan với chủ đề này.

Trên đây là những hiểu biết của mình về SEO Semantic và Topical Authority cũng như cách để thực hiện trên website đơn giản nhất. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm có thể đọc bài viết chi tiết về chủ đề này tại đây:

Importance of Topical Authority: A Semantic SEO Case Study

Chia sẻ bài viết