Người sử dụng công cụ Google Analytics thành thạo chắc sẽ không còn lạ lẫm gì khi nghe đến cụm từ time on site. Nhưng đối với những thành viên mới, thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẻ.
Vậy time on site là gì? Forza mời bạn cùng theo dõi tiếp.
Mục lục:
Time on site là gì?
Time on site nghĩa là tổng thời gian của người dùng đã xem trong một phiên truy cập trên trang web của bạn.
Hoặc bạn có thể tưởng tượng time on site là thời gian buổi gặp mặt đầu tiên của một chàng trai và một cô gái sau thời gian dài trò chuyện với nhau trên mạng xã hội. Nếu thời gian buổi hẹn càng dài, nghĩa là hai người rất hợp nhau. Ngược lại, nếu nhanh chóng kết thúc, nghĩa là đối phương không như họ mong muốn.
Trong trường hợp này, nếu là bạn, vừa ra quân mà đã phải rút về sớm thì chán nhỉ? Đừng lo, cứ tiếp tục theo dõi bài viết, mình chắc chắn sẽ tiết lộ thêm kỹ năng kéo dài thời gian “lâm trận” cho bạn.
Time on site có ý nghĩa gì với SEO onpage?
Chỉ số Time on site và Average time on site (giá trị trung bình của time on site) trong công cụ Google Analytics sẽ có cách tính giống nhau.
Chúng đều được thể hiện dưới cái tên khác là Session Duration (thời lượng phiên) và thời gian trung bình cho một phiên truy cập (Avg. Session Duration).
Để giúp bạn hiểu rõ hơn time on site là gì, phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tính chỉ số này.
Cách tính time on site trên trang theo Google Analytics
Trường hợp 1:
Đầu tiên, có một người truy cập vào trang web của bạn theo thứ tự như hình dưới.
Đây là trường hợp khi người dùng chỉ mở một tab để truy cập website của bạn. Như vậy time on page và time on site trong trường hợp này sẽ được tính như sau:
- Trang chủ: 1 phút
- Trang 2: 4 phút
- Trang 3: 0 phút
⇒ Time on site hay Session duration là 5 phút.
Trường hợp 2:
Trường hợp tiếp theo là người dùng truy cập trang và mở thêm một tab mới (duyệt nội dung đồng thời trên 2 tab trình duyệt) như hình dưới.
Đối với trường hợp này, Google Analytics thực hiện tính time on site theo ưu tiên tính time on page theo một ưu tiên tuyến tính hóa. Nghĩa là sắp xếp thứ tự truy cập trang web theo một chuỗi thời gian liên tục.
Sơ đồ truy cập trang của người dùng lúc này được viết lại theo dạng sau:
Theo sơ đồ trên, time on page và time on site sẽ được tính như sau:
- Trang chủ: 1 phút
- Trang 4: 1 phút
- Trang 2: 3 phút
- Trang 3: 2 phút
- Trang 5: 0 phút
⇒ Time on site hay Session duration là 7 phút.
Trong cách tính time on site ở trên mình đã đề cập đến time on page, hẳn là bạn sẽ thắc mắc thêm ý nghĩa của cụm từ này là gì đúng không? Đây đây, mình giải thích ngay.
Time on page là gì?
Time on page được hiểu là lượng thời gian trung bình người dùng truy cập vào một trang nào đó hay một màn hình. Hoặc tập hợp các trang được chỉ định trên site.
Nghe khá giống định nghĩa time on site, tuy nhiên, chúng có có những điểm riêng biệt. Mời bạn đến với phần tiếp theo để hiểu hơn sự khác biệt của time on page và time on site là gì?
Sự khác biệt giữa time on site và time on page
Với những người làm Affiliate, time on page mới là yếu tố quan trọng. Bởi họ luôn muốn người dùng truy cập vào sale page và sau đó click mua hàng.
Còn với người làm SEO, họ luôn mong muốn người dùng truy cập vào website và ở lại trang càng lâu càng tốt. Thời gian người dùng trên trang càng cao nghĩa là trang web của bạn đang cung cấp cho họ nhiều giá trị, điều này mang đến lượt xem trang cao. Do đó, time on site là yếu tố họ quan tâm nhiều nhất.
Rồi, không để bạn đợi lâu hơn nữa, chúng ta chuyển sang phần quan trọng như mình đã hứa ở đầu bài.
5 kỹ năng tăng time on site hiệu quả
Sau khi đã đi qua các khái niệm cũng như cách tính, bạn đã hiểu hơn các vấn đề xoay quanh time on site là gì. Quay ngược lại câu chuyện mình đã kể ở đầu bài, chắc chắn trong buổi hẹn đầu tiên với cô gái hoặc chàng trai mà bạn muốn phát triển trên mức tình bạn bình thường, bạn sẽ mong nó kéo dài thật lâu đúng không?
Sau đây là những giải pháp giúp bạn giải tỏa nỗi lo chưa ra đến chợ mà tiền đã hết.
Phân tích hành vi người dùng truy cập trang
Một trong những việc đầu tiên cần thực hiện khi muốn tăng time on site chính là phân tích hành vi của người dùng truy cập trang. Những số liệu được cung cấp từ Google Analytics sẽ biết người dùng truy cập trang của bạn đến từ đâu.
Song song đó, bạn cũng biết được rằng website nào của bạn đang thu hút khách hàng nhất nhằm điều hướng người dùng đến những trang có nội dung thú vị hoặc những trang mà khó tiếp cận được với họ.
Bạn cũng có thể xem những website nào có tỷ lệ thoát nhiều nhất hoặc bỏ trang ngay lập tức và tìm ra nhược điểm để khắc phục cho trang của bạn.
Nội dung website chất lượng
Nhà sáng lập Microsoft – Bill Gates từng nói: “Content is King”. Do đó, nội dung trên trang web của bạn cần được chăm chút thật cẩn thận trước khi gửi đến người dùng. Bởi nội dung phải chất lượng thì người dùng mới dành thời gian để đọc và sẽ mở thêm nhiều trang khác nhau trên website của bạn.
Vì vậy, thay vì nghĩ tới việc người dùng sẽ truy cập thêm các trang khác trên web, bạn hãy dành thời gian tạo ra nội dung hấp dẫn ngay từ đầu. Một bài viết chất lượng kém cũng đã khiến người dùng thoát ra ngay lập tức mà không thực hiện thêm bất kỳ hành động nào.
Nếu không đủ thời gian chăm sóc chất lượng cho các bài viết trên trang của mình hoặc không đủ ý tưởng sáng tạo ra các nội dung mới, Forza sẽ giúp bạn. Với đội ngũ trẻ trung, năng động có kiến thức về Marketing, đồng thời luôn cập nhật những xu hướng mới nhất. Chúng tôi cam kết nội dung bài viết được đăng tải trên website sẽ luôn đặc sắc và mang lại giá trị cho khách hàng của bạn.
Tối ưu internal link website
Internal link (liên kết nội bộ) là đường dẫn tới những bài viết có nội dung người dùng có thể quan tâm trên trang web. Đây là cách mà các nhà quản trị trang web sử dụng khá phổ biến bởi những giá trị nó mang lại.
Nhưng bạn cần lưu ý, việc gắn quá nhiều internal link có thể khiến trải nghiệm của khách hàng trở nên tiêu cực. Bạn nên đặt internal link sao cho người dùng dễ nhìn và dễ click vào, hạn chế gắn tràn lan.
Do đó, nhà quản trị website cần thiết lập một chiến lược cụ thể khi thực hiện kế hoạch gắn liên kết nội bộ.
Tạo trang 404 điều hướng người dùng
Các trang web đang trong giai đoạn hoàn thiện cấu trúc thường xuất hiện trang 404. Điều này khó tránh khỏi, nhưng bạn cần tạo một trang 404 chuẩn SEO để tạo thiện cảm tốt với người dùng. Hoặc tốt hơn có thể điều hướng người dùng nhằm tránh để họ thoát khỏi website ngay lập tức.
Dưới đây là ví dụ về trang 404 gây ấn tượng với người dùng bạn có thể tham khảo.
Sử dụng new tab cho external link
Một cách nữa để tăng time on site hiệu quả chính là sử dụng new tab cho external link.
Nhà quản trị web có nhiệm vụ là giữ người dùng ở lại lâu trên trang web. Vì vậy, dùng cách này đồng nghĩa với việc khi người dùng tìm thông tin trang khác nhưng không phải thoát đi trang hiện tại.
Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi time on site là gì? Đồng thời, mình đã cung cấp một số kỹ năng cơ bản giúp kỹ năng “lâm trận” của bạn được cải thiện tốt hơn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho vấn đề của bạn.
Chúc bạn thành công.
Tìm hiểu thêm: Kiến thức Marketing, Onpage, Offpage