Pagespeed Insight Là Gì? Các Chỉ Số Và Cách Sử Dụng Năm 2024

,
Pagespeed Insight là gì

Muốn kiểm tra tốc độ tải của một website thì chúng ta cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của các công cụ kiểm tra hiệu suất và PageSpeed Insight là một trang web mà các SEOer không thể bỏ qua. Vậy Pagespeed Insight là gì? Hãy cùng Forza khám phá thông qua bài viết dưới đây.

1. Pagespeed Insight là gì?

PageSpeed Insights là công cụ miễn phí của Google giúp kiểm tra và đánh giá tốc độ tải của một trang web. Công cụ này hỗ trợ phân tích hiệu suất của website trên cả thiết bị di động và máy tính bàn, đưa ra điểm số cùng các đề xuất để cải thiện tốc độ, nhằm tối ưu trải nghiệm của người dùng và hỗ trợ SEO.

Giao diện tương tác của Pagespeed Insight
Giao diện tương tác của Pagespeed Insight

2. Các chỉ số đánh giá của PageSpeed Insights

2.1 Các chỉ số chính

Các chỉ số đánh giá của PageSpeed Insights chủ yếu xoay quanh hiệu suất và trải nghiệm người dùng. Dưới đây là những chỉ số chính:

  • Largest Contentful Paint (LCP): LCP đo thời gian cần thiết để phần nội dung lớn nhất trên trang (như hình ảnh hoặc đoạn văn bản lớn) được hiển thị cho người dùng. Và thời gian lý tưởng là dưới 2.5 giây.
  • Interaction to Next Paint (INP): Là chỉ số đo thời gian mà trang phản hồi khi người dùng thực hiện tương tác đầu tiên, như nhấp chuột hoặc chạm vào màn hình và cần đảm bảo khoảng thời gian này không được vượt quá 200 mili giây.
  • Cumulative Layout Shift (CLS): Là chỉ số đo lường mức độ ổn định của bố cục trang khi nó đang tải. Nếu các phần tử trên trang di chuyển hoặc thay đổi vị trí trong quá trình tải, điều này có thể gây khó chịu cho người dùng. Điểm CLS nên từ 0.1 trở xuống để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các chỉ số quan trọng trong Pagespeed Insight
Các chỉ số quan trọng trong Pagespeed Insight

2.2 Các chỉ số bổ sung

Google Pagespeed Insight còn có các chỉ số bổ sung hỗ trợ cho các chỉ số chính, cụ thể: 

  • Time to First Byte (TTFB): Đo thời gian từ khi trình duyệt gửi yêu cầu đến máy chủ cho đến khi nhận được byte đầu tiên. Bạn cần đảm bảo trang web của mình đạt TTFB là 0,8 giây trở xuống.
  • First Contentful Paint (FCP): Đo thời gian mà nội dung đầu tiên xuất hiện trên trang. FCP cũng liên quan đến LCP và bạn cần đảm bảo rằng điểm FCP phải từ 1.8 giây trở xuống.
  • Total Blocking Time (TBT): Đo tổng thời gian mà trang không phản hồi khi người dùng cố gắng tương tác. Nếu TBT trên 200 mili giây khi thử nghiệm trên phần cứng dành cho thiết bị di động thì được hiểu rằng trang web của bạn vẫn chưa cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng.
Một số chỉ số bổ sung trong Pagespeed Insight
Một số chỉ số bổ sung trong Pagespeed Insight

3. Các vấn đề hiệu suất được Google Pagespeed phát hiện

Các vấn đề thường được xác định bởi PageSpeed Insights bao gồm:

  • Tài nguyên chặn hiển thị (Render-blocking resources): Các file JavaScript và CSS khi tải xuống có thể khiến trình duyệt phải đợi để xử lý chúng trước khi hiển thị bất kỳ nội dung nào trên trang web và làm quá trình tải trang chậm đi
  • Hình ảnh chưa được tối ưu hóa: Hình ảnh chưa được nén hoặc sử dụng định dạng không hiệu quả như PNG,… có thể làm tăng kích thước tệp và thời gian tải trang và Google Pagespeed Insight sẽ thông báo vấn đề này đến cho bạn 

4. Hướng dẫn sử dụng Google Pagespeed Insight

Các bước để sử dụng Google Pagespeed Insight như sau:

  • Truy cập PageSpeed Insights: Mở trình duyệt và vào PageSpeed Insights.
  • Nhập URL: Nhập địa chỉ URL của trang web cần kiểm tra vào ô tìm kiếm.
  • Nhấn “Phân tích”: Click vào nút “Analyze” để bắt đầu kiểm tra.
  • Xem kết quả: Kiểm tra điểm số hiệu suất (0-100) và các chỉ số liên quan.

Mẹo đọc kết quả PageSpeed Insight: 

  • Điểm số hiệu suất: Điểm số có thang đo từ 0 đến 100 trong đó điểm từ 0 – 49 là kém, từ 50 – 89 là trung bình và từ 90 -100 là tốt.
Hình ảnh đánh giá hiệu suất của một trang web
Hình ảnh đánh giá hiệu suất của một trang web
  • Phân tích Core Web Vitals: Kiểm tra các chỉ số đánh giá sao cho chỉ số LCP < 2.5 giây, CLS < 0.1 và INP < 200 mili giây.
  • So sánh giữa di động và máy tính bàn: Đôi khi hiệu suất trên di động có thể kém hơn so với máy tính bàn nên bạn cần kiểm tra hiệu suất trên cả hai thiết bị này.

5. Một số biện pháp cải thiện tốc độ tải trang

Sau khi đã kiểm tra hiệu suất và biết được nguyên nhân làm cho nội dung hiển thị trên trang web của mình bị chậm đi, việc bạn cần làm tiếp theo đó là tiến hành tối ưu hóa tốc độ tải của trang. Một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:

  • Điều chỉnh hình ảnh và video: Sử dụng kích thước hình ảnh nhỏ (thường nằm trong khoảng từ 50KB đến 200KB), định dạng phù hợp (như JPEG, PNG, WebP cho hình ảnh, MP4 cho video), và điều chỉnh độ phân giải để phù hợp với thiết kế mà không bị mờ hay vỡ hình.
  • Chọn hosting chất lượng: Chọn nhà cung cấp hosting được đánh giá cao về tốc độ và độ ổn định để gia tăng hiệu suất của website.
Lựa chọn hosting chất lượng để cải thiện tốc độ tải của trang
Lựa chọn hosting chất lượng để cải thiện tốc độ tải của trang
  • Tích hợp CDN: Sử dụng dịch vụ CDN như Cloudflare hoặc Akamai để truyền tải nội dung, đảm bảo người dùng ở mọi nơi đều có thể tải trang một cách nhanh chóng.
  • Giảm thiểu yêu cầu HTTP:Thay vì để mỗi file JavaScript hoặc CSS được tải riêng lẻ, bạn có thể kết hợp nhiều file nhỏ lại thành một file lớn hơn. Điều này giúp giảm số lượng yêu cầu HTTP từ trình duyệt đến máy chủ và giúp cho trang web tải nhanh hơn.
  • Sử dụng bộ nhớ cache của trình duyệt: Thiết lập Cache-Control để lưu trữ tài nguyên trên trình duyệt, giúp giảm thời gian tải cho các lần truy cập sau.
  • Tối ưu hóa Database: Khi trang web của bạn phát triển, cơ sở dữ liệu sẽ tích lũy nhiều dữ liệu hơn như bài viết, bình luận, đơn hàng, hoặc các bản ghi cũ không còn cần thiết. Việc xóa các dữ liệu không cần thiết, giảm các truy vấn phức tạp,… giúp cải thiện tốc độ truy xuất của máy chủ.

Pagespeed Insight là một công cụ hữu ích giúp kiểm tra hiệu suất của website từ đó nâng cao trải nghiệm của người dùng. Và để tìm hiểu thêm về công cụ này cũng như kiến thức SEO thì bạn hãy theo dõi Forza để biết thêm các thông tin mới nhất nhé.

Chia sẻ bài viết