Một trang web được đánh giá hoạt động hiệu quả phần lớn dựa vào lưu lượng truy cập của người dùng vào trang web đó. Do đó, việc kiểm tra lượng truy cập website là việc làm rất cần thiết đối với người quản trị website. Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để thống kê được lượt truy cập cho trang web của mình. Bài viết này sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn.
Không cần phải giới thiệu quá dông dài, mời bạn cùng mình tìm hiểu việc kiểm tra lượt truy cập liệu có thực sự quan trọng?
Mục lục:
Tại sao phải kiểm tra lượng truy cập website?
Lượt truy cập trang cũng ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu suất SEO của trang web. Do đó, liên tục kiểm tra lượng truy cập website là việc làm vô cùng quan trọng với người quản trị web cũng như các SEOer.
Việc kiểm tra liên tục lưu lượng truy cập sẽ mang lại cho bạn những lợi ích cụ thể như sau:
- Nắm được số lượng người đã vào xem website của bạn.
- Thống kê được lượng người dùng truy cập vào website ở thời điểm nào và họ quan tâm đến lĩnh vực nào của trang web nhiều nhất.
- Biết được người dùng quan tâm đến lĩnh vực nào thông qua các từ khóa nào để SEOer có thể dễ dàng thay đổi từ khóa cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả SEO cao nhất.
- Kiểm tra được lượng truy cập của trang web đối thủ của bạn.
Từ những lợi ích trên, việc hoạch định các kế hoạch và xác định chiến lược cho trang web của bạn sẽ dễ dàng và cụ thể hơn thông qua kết quả kiểm tra. Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể kịp thời chỉnh sửa những điểm chưa hợp lý trên trang web của mình nếu nó ít được người dùng chú ý đến.
Xem thêm: Cách đưa trang web lên top Google
Ở phần tiếp theo, mình sẽ cùng bạn khám phá có những cách nào để kiểm tra lượng truy cập website.
Top 5 công cụ kiểm tra lượng truy cập phổ biến nhất
Dưới đây là những cách kiểm tra hiện đang được các nhà quản trị web sử dụng nhiều nhất.
Google Analytics
Đây là một trong những công cụ đầu tiên phải kể đến khi bạn muốn kiểm tra lượt truy cập và nhiều chỉ số khác cho trang web của mình. Nhưng đối với công cụ này, bạn chỉ có thể kiểm tra trên trang web của bạn mà không thể xem traffic website của đối thủ.
Các bước sử dụng Google Analytics khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước sau.
Bước 1: Truy cập vào Google Analytics → Chọn chế độ Xem (View), tốt nhất nên là chế độ Master View (chế độ xem này đã loại bỏ các truy cập không mong muốn).
Bước 2: Để có thể xem lượt truy cập website, bạn chọn Chuyển đổi (Acquisition) → Tất cả lưu lượng truy cập (All Traffic) → Kênh (Channels).
Bước 3: Điều chỉnh khoảng thời gian mà bạn muốn kiểm tra lượng truy cập website.
Bước 4: Ở phần cuối trang, bạn sẽ nhìn thấy một bảng xuất hiện như hình dưới.
Lượt truy cập trang web sẽ được hiển thị ở cột Số phiên (Sessions). Số đầu tiên ở cột Sessions là tổng số lượt truy cập. Các con số ở dưới được phân chia theo nguồn truy cập trang web. Các nguồn truy cập mà bạn thường hay thấy là:
- Organic Search: Truy cập đến từ tìm kiếm trên các công cụ như Google, Cốc Cốc, Bing,…
- Referral: Truy cập đến từ các backlink (link website của bạn được đặt trên các trang web khác).
- Direct: Truy cập được thực hiện khi người dùng gõ trực tiếp địa chỉ website của bạn trên khay URL.
- Social: Truy cập đến từ các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo,… (khi bạn có để link website lên đó).
Bên cạnh đó, còn có các nguồn khác như Email, Paid Search (nếu bạn sử dụng Google Ads),…
SimilarWeb
Đây là một trong những trang web hàng đầu về đo lường cũng như đánh giá các chỉ số trang website online. Phần mềm này mang đến những đánh giá tương đối chính xác về dữ liệu của một website (bao gồm cả lưu lượng truy cập). Và bạn hoàn toàn có thể kiểm tra lượng truy cập website của trang các đối thủ đang cạnh tranh với bạn.
Tuy nhiên, nhược điểm của công cụ này chỉ có thể đánh giá dữ liệu của những website có lưu lượng truy cập khá lớn trong tối thiểu 3 tháng. Điều đó có nghĩa là, những trang web không có dữ liệu đánh giá trên SimilarWeb thì trang đó có lượt truy cập rất thấp hoặc có thể là mới tạo.
Dưới đây là các bước sử dụng công cụ này:
Bước 1: Truy cập đường dẫn https://www.similarweb.com
Bước 2: Điền tên miền của trang web bạn muốn kiểm tra lượt truy cập.
Google Search Console
Google Search Console hay trước đây là Google Webmaster Tool được mệnh danh là công cụ không thể thiếu của nhà quản trị web. Bạn có thể dùng nó để kiểm tra lượng truy cập website, lập trạng thái chỉ mục và tối ưu hóa khả năng hiển thị của web.
Công cụ cho phép bạn kiểm tra một cách tổng quan nhất về tốc độ đáp ứng của server qua một biểu đồ thời gian. Biểu đồ thống kê này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về khả năng hoạt động của server hay hosting trang web của bạn. Qua đó bạn có thể cân nhắc để điều chỉnh sao cho hợp lý trong những thời gian cao điểm.
Woorank
Woorank là công cụ khá uy tín bởi từ đây các chuyên gia sẵn sàng giúp bạn bỏ tiền review luôn trên trang, bạn sẽ thấy công cụ này check trang khá kỹ và nhanh, bên cạnh đó còn có các thang điểm giúp bạn lượng ước được tình trạng SEO trang web của mình liệu có hiệu quả không.
ClickHeat
Đây là một ứng dụng mã nguồn mở, lưu hành theo giấy phép GPL, quan trọng hơn là nó hoàn toàn miễn phí. Công cụ là một bản đồ nhiệt ảo về số lượng nhấp chuột trên một trang HTML, nó sẽ thể hiện cho bạn biết về những vùng nóng và lạnh tương ứng với tỉ lệ click. Dựa vào đó bạn sẽ biết được người dùng thường nhấp chuột vào vùng nào nhiều nhất, từ đó sẽ lên kế hoạch thiết lập các nội dung cho hấp dẫn hơn.
Chắc chắn sau khi có kết quả kiểm tra lượng truy cập website. Khả năng lượt truy cập trang của bạn bị giảm không phải là không có. Vậy nguyên nhân của việc này là gì?
Một số nguyên nhân cơ bản khiến lượt truy cập giảm
- Thay đổi cập nhật thuật toán.
- Tracking errors: Lỗi mã theo dõi.
- Robot: Quy tắc robot.txt không chính xác.
- Redirect: Lỗi chuyển hướng.
- Crawl: Lỗi thu thập dữ liệu.
- Ranking: Rơi thứ hạng từ khóa.
- Backlink: Mất liên kết.
- Unnatural link: Hình phạt liên kết chất lượng kém.
- Thay đổi Sitemap.
- Manual action: Hành động và hình phạt thủ công.
- Indexing: URL không được lập chỉ mục.
- Xung đột từ khóa(Từ khóa ăn thịt nhau).
- Thay đổi bố cục SERP.
- Competitive: Cạnh tranh từ các website khác.
- Pagespeed: Tốc độ trang.
- Thay đổi & thiết kế lại trang web gần đây.
- Duplicate Content: Nội dung trùng lặp.
- Website không an toàn.
- Website bị hacker truy cập trái phép gắn mã độc.
Nhiều lý do thật, vậy làm sao để làm tăng lượng truy cập cho trang web đây? Đừng lo, việc gì khó có Forza.
Gợi ý giúp tăng lượng truy cập website
Không dùng công cụ tăng traffic ảo
Thực tế, những công cụ này không mang lại giá trị cho bạn. Những lượng truy cập ảo được tạo nên từ việc lập trình có thể khiến trang web bị phạt bởi Google. Do đó, Forza khuyên bạn đừng quá nóng vội nếu lượt truy cập quá thấp mà sử dụng đến những công cụ này. Tuy lượt truy cập từ người dùng thực có thể mất nhiều thời gian hơn nhưng hiệu quả chúng mang lại sẽ bền vững hơn rất nhiều.
Tập trung vào đúng đối tượng mục tiêu
Nếu bạn muốn đạt được hiệu quả kinh doanh từ việc tăng lượng truy cập, việc tập trung vào đúng đối tượng mục tiêu là điều vô cùng quan trọng.
Nghĩa là, content trên trang của bạn cần phải thu hút và đáp ứng được nhu cầu thông tin cho đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến. Nếu không thỏa mãn được yêu cầu này, cho dù web của bạn có traffic thì người truy cập đều không có khả năng trở thành khách hàng của bạn.
Nội dung chuẩn SEO
Bài viết của bạn dù có độc đáo đến mấy nhưng cũng sẽ không tiếp cận được người dùng nếu chúng không được công cụ tìm kiếm đề xuất với họ. Do đó, bạn cần xây dựng bài viết của mình chuẩn SEO để tăng cơ hội đạt top trong kết quả của công cụ tìm kiếm, điều này sẽ gia tăng cơ hội tiếp cận của bạn đến với người dùng và tăng traffic.
Bạn có thể tham khảo thêm cách viết bài chuẩn SEO: https://forza.agency/huong-dan-cach-viet-bai-seo-hieu-qua-nhat/
Xuất bản nội dung định kỳ và thường xuyên
Việc bạn thường xuyên đăng tải các bài viết chất lượng cao sẽ giúp bạn khẳng định mình là chuyên gia trong ngành, tăng sự uy tín cho thương hiệu và tạo mối quan hệ với khách hàng.
Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc cạnh tranh thứ hạng trên Google, giúp công cụ tìm kiếm đánh giá cao về chất lượng trang web.
Quan trọng hơn, đây còn là lý do khiến người dùng muốn quay lại trang web của bạn nhiều lần nữa.
Việc kiểm tra lượng truy cập website thường xuyên sẽ giúp nhà quản trị web có thể điều chỉnh kịp thời các vấn đề để trang web hoạt động hiệu quả hơn. Hy vọng bạn có thể chọn được cách kiểm tra lượt traffic phù hợp với nhu cầu của mình thông qua bài viết trên.
Chúc bạn thành công.
Tìm hiểu thêm: Kiến thức Marketing, Onpage, Offpage