Initial Ranking – Khái Niệm Và Những Cách Đạt Initial Ranking Tốt

Khái niệm và cách đạt Initial Ranking tốt

Gần đây, chắc nhiều anh em đã được trãi nghiệm cảm giác “Sáng trên đỉnh, chiều ra đảo xa” từ anh Gồ yêu dấu làm anh em nhịp tim dao động liên tục mấy nay.

Hôm nay, mình chia sẻ một số khía cạnh liên quan đến câu chuyện này nhé. Thực ra tương tự Index bao gồm 2 phiên bản thì Ranking cũng có 2 giai đoạn thực hiện cách quãng trước khi cố định vị trí thứ hạng của một từ khoá trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Giai đoạn xếp hạng nền tảng ban đầu là Initial Ranking, sau đó khi có các dữ liệu lịch sử (historical data) thì Google sẽ Re-ranking (tái xếp hạng) lại kết quả truy vấn một lần nữa nên sẽ nhiều bạn gặp tình trạng lên Top được vài ba ngày rồi mất hút luôn.

Việc tái xếp hạng đôi khi diễn ra liên tục hay ngắt quãng phụ thuộc vào xu hướng tìm kiếm, cập nhật thuật toán, làm mới website…

Initial Ranking là gì?

  • Xếp hạng ban đầu đề cập đến vị trí xếp hạng mà một trang web nhận được ngay sau khi nó được lập chỉ mục lần đầu tiên bởi các công cụ tìm kiếm. Giai đoạn này là quan trọng vì nó thiết lập cơ sở ban đầu cho cách trang web đó sẽ được đánh giá và xếp hạng lại (Re-Ranking) trong tương lai. Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng ban đầu bao gồm:
  • Độ Liên Quan của Nội Dung: Mức độ mà nội dung trang web phù hợp với từ khóa hoặc cụm từ trong truy vấn tìm kiếm.
  • Tần Suất và Vị Trí của Từ Khóa: Sự xuất hiện của từ khóa trong tiêu đề, phụ đề, nội dung, và các thẻ meta.
  • Backlinks (Liên kết đến trang): Số lượng và chất lượng của các liên kết đến trang từ các trang web khác.
  • Độ Uy Tín và Tin Cậy của Trang Web: Đánh giá về mức độ tin cậy và uy tín của trang web dựa trên các yếu tố như đọ tuổi domain, lịch sử, và hồ sơ backlink.
  • Tối Ưu Hóa SEO On-Page: Các yếu tố như thẻ tiêu đề, mô tả meta, cấu trúc URL, và tối ưu hóa hình ảnh.
  • Tốc Độ Tải Trang và Trải Nghiệm Người Dùng: Gồm tốc độ tải trang, thiết kế đáp ứng, và dễ dàng sử dụng.

Những cách giúp đạt Initial Ranking tốt và tạo nền tảng cho lần Re-Ranking tiếp theo:

Chọn Khoảng Trống Ngữ Cảnh:

(Contextual Gap Analysis) trong SEO là một chiến lược quan trọng, được sử dụng để xác định và tận dụng những phần thông tin hoặc chủ đề mà người dùng quan tâm nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ trên internet.

  • Giả sử khi đánh bộ từ khoá liên quan đến năng lượng sạch, mình nhận thấy khoảng trống rất lớn ở nhóm thông tin về ứng dụng năng lượng như Pin Lithium, xe điện, nhà máy điện sinh khối…ít ai viết. Phần này tương tự phantom keyword (nhưng KW thì research dễ) còn các chủ đề trong khoảng trống ngữ cảnh thì đổi khi không có từ khoá (có vls) nhưng nó là 1 phần trong cuộc sống hiện thực và cần nghiên cứu sâu về lĩnh vực đang làm thì mới tìm thấy.
  • Theo mình nhớ đọc đâu đó trước đây, khi bạn cung cấp nội dung mà chưa ai viết trong lĩnh vực/thị trường bạn đang cạnh tranh => Bài viết bạn đc xem là bài viết hạt giống và giúp GG đánh giá mức độ tin cậy về thẩm quyền của bạn cao hơn.

Thay Đổi Xếp Hạng cho Tài Liệu Được Lập Chỉ Mục Đầu Tiên:

  • Khái niệm này liên quan đến việc ưu tiên lập chỉ mục (indexing) và xếp hạng cho những tài liệu được liên kết nhanh chóng và ở vị trí nổi bật trên website. Các công cụ tìm kiếm như Google thường nhanh chóng lập chỉ mục cho những tài liệu này do chúng được coi là có tính quan trọng cao.
  • Ví dụ: Nếu lĩnh vực năng lượng sạch/lò hơi công nghiệp là quan trọng trong bộ từ khoá SEO thì nên đưa các chuyên mục/bài viết LP của các bài này ra trang chủ như Menu, Footer hoặc giao diện chính.

Tần Suất và Đều Đặn trong Lập Chỉ Mục:

  • Google chỉ có thể lập chỉ mục một lượng URL nhất định với những khoảng thời gian cố định. Khi các trang được lập chỉ mục đầu tiên đạt ngưỡng chất lượng, liên quan và chính xác, Google sẽ tăng tần suất và tốc độ lập chỉ mục bằng cách giảm thời gian crawl trì hoãn => Điều này có nghĩa dù bạn đăng liên tục content nhưng nếu số lượng content vượt ngưỡng chất lượng ko tăng => Google vẫn duy trì crawl thấp ở website bạn.
  • Ví dụ: Nếu bạn có 1 URL ABC.com/nang-luong-sach, Google Crawl và thấy ko chất lượng, tất cả các nội dung nằm sau như ABC.com/nang-luong-sach/Xyz hầu như đều sẽ không được crawl.

Sự Kiện Theo Mùa và Xu Hướng Tìm Kiếm:

  • Nếu một nguồn mới xuất bản nội dung chất lượng cao về một chủ đề xu hướng, công cụ tìm kiếm sẽ không chỉ tập trung vào việc ưu tiên thêm nội dung mới về chủ đề đó vào cơ sở dữ liệu tìm kiếm của mình, mà còn xem xét lại và cập nhật thông tin trong các tài liệu cũ liên quan xu hướng đã được lập chỉ mục trước đây.
  • Ví dụ: Sự kiện theo mùa có thể bao gồm nhiều chủ đề đang thịnh hành. Ví dụ, trong mùa Giáng Sinh, các chủ đề như quà tặng, trang trí, và ẩm thực Giáng Sinh đều trở nên phổ biến.

Bảo Vệ Xếp Hạng thông qua Chất Lượng Nội Dung:

  • Các tài liệu sẽ bảo vệ vị trí xếp hạng của mình nếu chúng vượt qua ngưỡng chất lượng bằng cách cung cấp thông tin có cấu trúc, thực thể (Link bài viết trong cmt) và dữ kiện thực tế chính xác hơn so với đối thủ.
  • Một phần của nguồn có thể có điểm xếp hạng ban đầu cao hơn hoặc thấp hơn dựa trên số lượng câu duy nhất, số đoạn văn duy nhất, số lượng nội dung duy nhất, hoặc lỗi ngữ pháp, phong cách viết, và các thuật ngữ, thông tin, sự kiện, giới từ, các số liệu/chỉ số thống kê
  • Thường mình thấy đa số bài viết “chuẩn SEO” trên thị trường đều tập trung vào các phần mình in đậm. Các phần còn lại vì các bạn tham khảo Top 10 và ít khi thực sự đào sâu vào thực thể, thuộc tính và ngữ cảnh của bài mình đang viết nên rất hiếm khi đạt được sự duy nhất này.

Trên đây là một số chia sẻ ngắn của Forza về 1 trong 2 khía cạnh Ranking của Google, bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ về Re-Ranking, yếu tố làm chiều ra bơi ở đảo xa của nhiều từ khoá.

Chia sẻ bài viết