Chân dung lính mới Content Strategy là gì?

Content Strategy là gì

Khoảng 1 năm trở lại đây, dạo qua các trang Blog, diễn đàn, các trang tin chuyên môn về Marketing hàng ngày chúng ta đều dễ bắt gặp rất nhiều tiêu đề liên quan đến Content Strategy. Vậy thực chất Content Strategy là gì và cách thức thực hiện nó ra sao. Hãy cùng Forza giải đáp tất cả thắc mắc đó qua bài viết dưới đây nhé!

Content strategy là gì?

Trước khi tìm hiểu về content strategy là gì, hãy phân tích khởi nguồn của nó – content marketing là tạo ra các thông điệp có giá trị liên quan đến sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, tuyên truyền và ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, tên tuổi, hiệu ứng tiếp cận của sản phẩm, dịch vụ đó.

Mục đích của content marketing nhằm thu hút và giữ chân khách hàng, thúc đẩy hành vi tiếp cận mặt hàng, dịch vụ thành hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung ở đây được biểu thị bằng text (văn bản), hình ảnh, video. Content marketing được trình chiếu trên các website, Facebook,… và bất cứ MXH nào có liên quan đến hoạt động quảng cáo.

Content strategy (chiến lược hội dung) là việc đưa ra định hướng, khuôn mẫu, cách thức tiến hành để phát triển nội dung nhằm đạt được các mục tiêu truyền thông nhất định. Chiến lược nội dung sẽ quyết định đến các vấn đề liên quan đến content marketing. Nếu chiến lược nội dung sẽ giúp triển khai content marketing chuẩn xác và hiệu quả.

Content Strategy là gì?
Content Strategy là gì?

Qua phần khái niệm Forza vừa chia sẻ, bạn có thể nhận thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa content strategy và content marketing. Chính vì vậy, nếu thực hiện chiến lược không tốt sẽ ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp, bạn nên thực hiện content strategy rõ ràng với các tiêu chí dưới đây:

Cách thực hiện chiến lược Content Strategy

1. Mục tiêu nội dung

Với website, nếu không có chiến lược nội dung cụ thể dẫn tới chất lượng của web giảm.

Nội dung cần theo sát mục tiêu và chiến lược đề ra, không nên quá dàn trải sẽ khiến nội dung bị loãng. Cần tập trung vừa đủ để thu hút khách hàng tiềm năng mà không bị giới hạn thu hẹp chủ đề viết.

2. Điểm khác biệt

Khi bạn nên chiến lược nội dung cũng cần xác định rằng ‘’nội dung của bạn khác gì so với nội dung của đối thủ cạnh tranh, tại sao người dùng nên chọn nội dung của bạn thay vì nội dung của người khác?’’

Tìm ra được điểm khác biệt trong nội dung của bạn. Chẳng hạn như:

  • Nội dung đầy đủ hơn, cung cấp nhiều kiến thức hơn
  • Hình ảnh, bố cục đẹp hơn
  • Cấu trúc rõ ràng hơn

Tìm ra được điểm vượt trội của nội dung sẽ làm bạn tìm thấy con đường hướng đến kết quả tốt.

3. Ai là người phụ trách

Trong một chiến dịch nội dung (content), bạn cần tìm một người có khả năng phụ trách được nhiệm vụ này. Phụ trách sẽ là người giám sát, phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung sản xuất.

Đồng thời, người phụ trách cũng cần nắm bắt được tình hình hiện tại và theo dõi tiến triển của chiến dịch rõ ràng.

4. Tiêu chuẩn đặt ra cho nội dung

Những vấn đề cần chuẩn hóa theo kiểu kết cấu văn phong, hình ảnh bài viết, những chủ đề nào nên viết,… để tất cả các thành viên trong team có thể dễ dàng nắm bắt và vận hành.

Hơn nữa, nội dung cũng cần phải phù hợp với đối tượng.

5. Nội dung truyền tải qua kênh nào

Sau khi đặt ra tiêu chuẩn, bạn cần phải xác định người đọc có thể tiếp nhận nội dung qua kênh nào, với chủ đề gì, thời điểm nào.

6. Đo lường

Là một người làm content, ai cũng muốn có được phản hồi tích cực về nội dung của mình làm. Tuy nhiên, doanh số và lượt xem không hẳn là những tiêu chí hàng đầu để đo lường về nội dung content.

Mức độ quan tâm, tỷ lệ chia sẻ và độ lan tỏa, tăng trưởng lượt view từ kết quả tìm kiếm tự nhiên mới là câu trả lời cho chiến lược nội dung đúng đắn.

Chiến lược Content Strategy
Chiến lược Content Strategy

Trong lĩnh vực content marketing, tiêu đề bài viết cũng giống như bao bì của sản phẩm vậy. Đây chính là cái mà khách hàng thấy đầu tiên chứ không phải nội dung bên trong. Bao bì không đẹp mắt thì sẽ không thể làm khách hàng chú ý. Đối với tiêu đề cũng vậy. Nếu bạn chưa biết cách đặt tiêu đề cho hiệu quả, hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây:

Cách đặt tiêu đề hay ‘’ nhức nhối’’ giúp thu hút người đọc trên mọi kênh

1. Đặt các con số vào tiêu đề

  • Ví dụ: 10 cách lấy lòng bạn gái ngày 8/3.

2. Thêm yếu tố tiền bạc và thời gian

  • Ví dụ: Thu nhập đạt 40tr/tháng từ quán bánh mì vỉa hè.

3. Viết tiêu đề dưới dạng câu hỏi

  • Ví dụ: Làm thế nào để kiếm tiền nhanh nhất

4. Sử dụng các thuật ngữ mới lạ trong tiêu đề

  • Ví dụ: Chốt sale nhanh chóng với chiến thuật “Lùi dần từng bước’’

5. Hướng vào nhóm đối tượng với mục đích cụ thể

  • Ví dụ: Dành cho các bà mẹ bỉm sữa – bí quyết để trẻ không khóc nửa đêm.

6. Có sự liên quan đến người nổi tiếng (celeb)

  • Ví dụ: Hoa hậu Kỳ duyên và những quan điểm về marketing.

7. Tít mang tính chất cảnh báo.

  • Ví dụ: Hàng nghìn người tử vong vì thuốc lá mỗi năm.

8. Tiêu đề mang tính”Bí mật”

  • Ví dụ: Bật mí bí quyết của sự thon gọn sau khi sinh.
Cách đặt tiêu đề hấp dẫn
Cách đặt tiêu đề hấp dẫn

9. Cường điệu hóa

  • Ví dụ: Không thể rời mắt bởi 10 bức ảnh thiên nhiên đạt giải abc.

10. Sử dụng phép so sánh trong tiêu đề

  • Ví dụ: Lương bán trà đá vỉa hè cao hơn của thạc sỹ.

11. Tiêu đề khuyến mãi, giảm giá.

  • Ví dụ: Choáng với chương trình giảm giá đến 70% của quán cháo lòng.

12. Trải nghiệm của bản thân

  • Ví dụ : Tôi đã học làm content Marketing thế nào.

13. Tiêu đề giới hạn độ tuổi, giới tính.

  • Ví dụ : Đừng click nếu bạn dưới 18 tuổi.

14. Kích thích bằng các từ ngữ nhạy cảm

  • Ví dụ: Tuấn Hưng và thói quen chơi ‘’Chim’’ khó bỏ.

15. Báo cáo từ các nguồn tin cậy.

  • Ví dụ: Dữ liệu mới nhất từ Google về số người dùng internet

16. Tiêu đề dạng đúc kết, tổng quan lại vấn đề.

  • Ví dụ: Tổng hợp các vấn đề chính trị tuần 3 tháng 5.

17. Tạo ra sự bất ngờ liên tưởng cho người đọc.

  • Ví dụ: Đến Hoài Linh cũng không thể nhịn được cười.

18. Ăn theo các diễn biến và chủ đề hot.

  • Ví dụ: Hà Hồ và những lần khiến cư dân mạng dậy sóng.

19. Sử dụng kỹ thuật che dấu.

  • Ví dụ: Đồng nghiệp chia sẻ bộ mặt thật của Trấn Thành.

20. Sử dụng các từ ngữ thúc giục trong tiêu đề.

  • Ví dụ: Đừng xem khi quá muộn….

21. Có yếu tố tường thuật trực tiếp

  • Ví dụ: Cập nhật trực tiếp : Vỡ đê sông hồng

22. Tạo ra sự tranh cãi của đám đông.

  • Ví dụ: Cái nhìn thiếu thiện cảm của bạn bè quốc tế về văn hóa người Việt

23. Dùng các biện pháp ủng hộ đám đông.

  • Ví dụ: Cần chấm dứt ngay hoạt động tham nhũng quan liêu

24. Sử dụng những cách phát hiện

  • Ví dụ: Đã tìm ra chàng trai số nhọ nhất năm!

Trên đây là một số những chia sẻ cơ bản nhất về Content Strategy là gì. Trong sự phát triển của kỹ thuật số, bạn có thể sử dụng content strategy bất cứ lúc nào để gần hơn với khán giả, miễn là nó phù hợp với bạn.

Trước tiên, hãy nghĩ đến những điều đơn giản và dễ dàng thực hiện. Những bài đăng trên Forza như mình đang làm sẽ không phải quá khó và tốn kém chi phí của bạn.

Thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, bạn chỉ có thể “kể chuyện” hay hơn người khác để bước lên. Chẳng bao lâu, tất cả chúng ta sẽ phải tận dụng tiếp thị nội dung nếu chúng ta muốn thành công.

Bạn có đang sử dụng tiếp thị nội dung không? Câu chuyện bạn đang kể cho khách hàng tiềm năng nghe là gì? Hãy chia sẻ với Forza nhé !

Tìm hiểu thêm: Kiến thức MarketingOnpageOffpage

Chia sẻ bài viết