Vì “click” cứ đau đầu?

Click là dịch vụ thu phí trên mỗi nhấp chuột.

Tôi hỏi này. Click là gì thế các ông nhỉ?

Đấy đấy, tôi biết thế nào các ông cũng bảo là nhấp chuột chứ gì. Không phải đâu, ý tôi muốn nói đến là click trong Digital Marketing cơ. 

Hmmm, các ông cũng không rõ à. Thôi được rồi, cùng tôi ngồi xuống và tìm hiểu thử xem sao nhá!

Click là gì?

Ngoài mang nghĩa nhấp chuột như các ông đang nghĩ. Thì trong Marketing, click là gì?

Click được hiểu là dịch vụ quảng cáo có thu phí trên từng lần nhấp chuột, tiêu biểu có thể kể đến là Google Adwords. 

Click là dịch vụ thu phí trên mỗi nhấp chuột.
Click là dịch vụ thu phí trên mỗi nhấp chuột.

Tỷ lệ nhấp vào quảng cáo là mối quan hệ giữa số lần hiển thị quảng cáo với số lần nhấp của người dùng. Các kết quả của tỷ lệ nhấp cho biết rằng chiến dịch quảng cáo có thành công hay không.

Click quan trọng thế nào trong quảng cáo?

Đối với Google Adwords và cả những nền tảng Digital Marketing khác, tầm quan trọng của click là gì

Trên thực tế, click vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quảng cáo của doanh nghiệp. 

Độ chất lượng tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhấp vào quảng cáo:

  • Tỷ lệ click cao sẽ dẫn tới điểm chất lượng cao
  • Điểm chất lượng cao cho phép doanh nghiệp bạn cải thiện/duy trì vị trí quảng cáo với chi phí thấp hơn. 

Nói đơn giản hơn, nếu quảng cáo được truy vấn cao, bạn sẽ đạt được tỷ lệ click cao. Nghĩa là bạn đang hướng một lượng lớn người tiếp cận đến với ưu đãi của doanh nghiệp mình.

Ưu – Nhược điểm của click 

Nếu nói click quan trọng đối với sự thành công của các chiến dịch quảng cáo. Vậy các ông có thắc mắc ưu – nhược điểm của click là gì không?

Ưu điểm: Đa số các hệ thống quảng cáo không yêu cầu mức traffic của bạn. Dù là một site mới hay đã thành lập lâu năm, bạn đều có thể tham gia hệ thống quảng cáo một cách dễ dàng. Thu nhập của doanh nghiệp bây giờ đã không còn phụ thuộc vào số lượng người xem nữa mà phụ thuộc vào lượt click.

Nhược điểm: Có click thì mới có tiền. Tối ưu hóa nội dung cũng như quảng cáo còn có thể kiểm soát được, còn người click chuột vào đọc mới có quyền quyết định bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Do phải phụ thuộc vào người đọc nên có thể nói đây là hình thức quảng cáo không mang lại thu nhập ổn định.

Một trong những chỉ số đo lường đáng tin cậy cho quảng cáo nhấp chuột trên website là CTR. Nhưng các ông đã thật sự hiểu CTR là gì chưa? Yên tâm, tôi sẽ nói vắn tắt thôi cho các ông dễ dàng nắm được.

Hiểu về CTR

CTR (Click Through Rate) là tỷ lệ nhấp chuột. Nó là chỉ số đo lường giữa số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị của quảng cáo đó trong Google Adwords và Facebook Adwords.

Còn trong SEO, nó được hiểu đơn giản là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tổng số lần đường link này hiển thị.

CTR là chỉ số đo lường tỷ lệ nhấp chuột.
CTR là chỉ số đo lường tỷ lệ nhấp chuột.

Quảng cáo sẽ thành công nếu tỷ lệ CTR của bạn cao. Nó tác động trực tiếp đến chất lượng và ngân sách mà bạn phải trả mỗi nhấp chuột vào quảng cáo của mình.

Các ông đã hiểu sơ bộ về CTR rồi đúng không? Tôi chia sẻ hai cách tính CTR cho các ông luôn đây.

  • Trong SEO: CTR = (Tổng số lần nhấp vào đường link)/(Tổng số lần hiển thị)
  • Trong Adwords: CTR = (Tổng số lần nhấp vào quảng cáo)/ (Tổng số lần hiển thị)

Tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) tự nhiên thế nào?

Các ông có thấy click tuy đơn giản nhưng nó thật sự có võ không? Nó quyết định được thu nhập của các ông nhiều hay ít. Đáng lo nhỉ?

Nhưng đừng lo, không phải không có cách để gia tăng tỷ lệ CTR. Tôi chia sẻ với các ông ngay này.

Đặt tiêu đề hấp dẫn

Nội dung sáng tạo là chìa khóa khiến người đọc quyết định ở lại trang web của bạn. Nhưng nếu nước sơn không tốt thì gỗ tốt cũng không giúp tỷ lệ CTR tăng được. Vì thế, tiêu đề hấp dẫn và lôi cuốn mới chính là miếng mồi ngon thu hút người dùng click nhiều hơn

Thêm từ khóa của đối thủ vào tiêu đề quảng cáo 

Khéo léo chọn từ khóa đặt vào tiêu đề sẽ giúp ích rất nhiều trong việc gia tăng tỷ lệ nhấp chuột. Bạn không cần tốn sức tìm các từ khóa có độ cạnh tranh cao. Hãy xem xét từ khóa mà các đối thủ của bạn đang sử dụng. Nếu cần, hãy đưa chúng vào tiêu đề quảng cáo của bạn.

Sử dụng URL miêu tả

URL xuất hiện trong bảng xem trước liên kết nhằm thu hút người đọc nhấp vào. Đồng thời, đây cũng là nơi chứa các từ khóa dài. Độ dài, đường dẫn và danh mục URL cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả tìm kiếm. 

Do đó, hãy phân loại đúng cách khi đăng bài trên blog hoặc website nhằm gia tăng tỷ lệ xuất hiện của từ khóa và khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm.

Dữ liệu có cấu trúc 

Dữ liệu có cấu trúc (Schema markup) là nguyên liệu tạo nên nội dung phong phú và có tính tương tác. 

Hộp thông tin thường xuất hiện toàn bộ các kết quả tìm kiếm. Nếu hiểu được thuật toán của Google, bạn sẽ dễ dàng lách được luật SEO. 

Hầu hết, các trang truyền thông đều đã sử dụng schema markup từ lâu. Sẽ rất khó xuất hiện trên kết quả tìm kiếm nếu website của bạn không có dữ liệu cấu trúc.

Thêm hình ảnh cho các bài viết

Hình ảnh thực sự là phương án hữu dụng giúp bạn diễn tả thông điệp của mình một cách ngắn gọn nhất. Chúng có thể giúp tăng tỷ lệ CTR lên đến 42% trong email. Bên cạnh đó, hình ảnh cũng là công cụ giúp tăng tương tác trên các kênh truyền thông xã hội rất tốt. 

Hình ảnh giúp truyền tải thông điệp đến người dùng gần gũi hơn.
Hình ảnh giúp truyền tải thông điệp đến người dùng gần gũi hơn.

Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc hiển thị kết quả trong hộp thông tin. Hãy sử dụng các hình ảnh gốc với nội dung liên quan để độ hiệu quả được nâng cao.

Tối ưu hóa tốc độ website

Tốc độ website quyết định khá lớn việc tăng tỷ lệ nhấp chuột. Nếu trang của bạn load quá lâu, lượt click sẽ không được tính do người dùng không thể chờ đợi. Cải thiện tốc độ trang của bạn để duy trì CTR là ưu tiên hàng đầu. 

Có nhiều công cụ miễn phí giúp kiểm tra tốc độ trang web. Pagespeed Insight là một gợi ý. Hãy thử kiểm tra để nắm rõ website của bạn đang hoạt động thế nào. 

Viết mô tả hấp dẫn kèm theo lời kêu gọi hành động

Thẻ mô tả (Meta Description) cung cấp những thông tin hữu ích mà người đọc tiềm năng tìm kiếm. Hãy viết mô tả lôi cuốn người đọc bằng cách đặt ngay từ khóa mục tiêu hướng đến nhu cầu của họ vào đầu mô tả. Đồng thời, bổ sung thêm các từ ngữ khơi gợi cảm xúc thúc đẩy người đọc nhấp chuột vào xem.

Giới hạn mô tả trong khoảng 160 – 165 ký tự và nó sẽ là cầu nối giúp bạn đến gần hơn với người dùng.

Tối ưu đoạn trích nổi bật

Để đạt được vị trí top 0 hoặc gợi ý kết quả của Google không phải là điều khó khăn, bạn chỉ cần tối ưu thật tốt đoạn trích nổi bật của từng bài viết trên website. 

CTR cho kết quả không cần trả tiền ở top 1 giảm xuống dưới 20% nếu truy vấn đó xuất hiện một đoạn trích nổi bật. Có 2 cách để “leo” top:

  • Tối ưu đoạn trích nổi bật của bài viết.
  • Kêu gọi hành động tăng tỷ lệ nhấp chuột.

Giảm tỷ lệ thoát

Khi đã thực hiện hầu như các cách ở trên, để kết quả luôn nằm trong top thì bạn cần đảm bảo giảm thiểu tỷ lệ thoát trang ở mức thấp nhất. Để làm được việc này, bạn cầu lưu ý những điều sau:

  • Tạo nội dung chất lượng và có chiều sâu. Hãy tham khảo nội dung của các đối thủ và cố gắng làm tốt hơn họ.
  • Chắc chắn nội dung bạn đem đến cho người dùng phải dễ đọc. 
  • Thêm video có liên quan đến nội dung bài viết. Điều này sẽ khiến người dùng ở lại trang web lâu hơn. 

Bây giờ các ông đã hiểu hết toàn bộ click là gì rồi chứ? Tôi tin chỉ cần làm theo những cách tôi hướng dẫn, các ông hoàn toàn có thể “phù phép” cho website của mình sánh ngang với các đối thủ trên hàng top của Google đấy.

Click vào đây nếu các ông cần tìm hiểu sâu hơn về các cách để gia tăng tỷ lệ CTR cho website nhé!

Tìm hiểu thêm: Kiến thức MarketingOnpageOffpage

Chia sẻ bài viết